Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
21:28 10/07/2022

Startup Indonesia tìm cơ hội từ phế liệu: Biến rác thành 'vàng'

Nhiều startup ở Indonesia đã tìm cơ hội kinh doanh từ việc gom phế liệu, trong bối cảnh chính phủ nước này đang siết chặt quy định về rác thải.

Chiến dịch thu thập chai nhựa tự động và nhận điểm thưởng

Startup Rekosistem đã bắt đầu chiến dịch bằng cách thu thập chai nhựa tự động tại một nhà ga đông đúc ở thủ đô Jakarta từ năm ngoái. Cách thức hoạt động rất đơn giản: Người dùng chỉ cần quét mã QR trên hộp bằng ứng dụng Rekosistem rồi đặt chai nhựa vào trong để nhận điểm thưởng.

Theo Rekosistem, hộp thu thập 100 đến 120 chai nhựa mỗi ngày. Startup còn vận hành một ki-ốt “Waste Station” gần nhà ga, chấp nhận các loại rác tái chế khác, cũng như dịch vụ thu gom tại nhà. Doanh nghiệp có thể lên lịch thu gom ngay trên ứng dụng.

Sau đó, người dùng sẽ chuyển các điểm thưởng thành GoPay Coins, một lọai tiền kỹ thuật số của tập đoàn GoTo. Rekosistem bán những gì thu gom được cho các công ty tái chế.

CEO Ernest Layman chia sẻ, họ vẫn đang “đốt” tiền để đầu tư với mục tiêu mở rộng hiệu suất và đổi mới các tính năng. Startup này mong muốn sẽ đạt lợi nhuận trong vòng 5 - 7 năm. Hiện Rekosistem đã ký biên bản ghi nhớ với công ty thương mại Marubeni (Nhật Bản) vào tháng 4 với mục tiêu tận dụng mạng lưới của Marubeni để tăng trưởng doanh thu.

Một điểm thu gom rác thải (Ảnh: Nguồn quốc tế)

Sự canh tranh gay gắt giữa nhiều startup

Hiện nay, sự cạnh tranh diễn ra khốc liệt khi nhiều  startup cung cấp dịch vụ thu gom rác tái chế qua ứng dụng. Chẳng hạn, Octopus Indonesia cũng sở hữu một hộp thu gom tại cùng nhà ga với Rekosistem. Công ty ký thỏa thuận với Xiaomi để quảng bá tái chế rác thải điện tử. Một đối thủ khác là Plasticpay lại chuyên thu gom chai nhựa.

Indonesia là nước có sự gia tăng dân số mạnh mẽ, chính vì thế lượng rác thải xả ra môi trường cũng rất lớn. Một thống kê của Bộ Môi trường nước này, rác thải nhựa đã tăng khoảng 40% từ năm 2019 lên 6,68 triệu tấn năm 2021. Do đó, chính phủ đang thúc đẩy hoạt động tái chế mạnh hơn.

Bộ Môi trường yêu cầu các nhà sản xuất, nhà hàng và bán lẻ giảm 30% tổng lượng rác thải vào ngày 1/1/2030, đòi hỏi tái chế rác thải nhựa, nhôm, thủy tinh và giấy nhiều hơn. Nhiều công ty tham gia với hi vọng dẫn đầu trong ngành công nghiệp tái chế nhiều hứa hẹn.

Mặc dù vậy, sự nỗ lực một phía từ chính phủ là không khả thi. Bởi nguyên nhân chủ yếu khiến Indonesia vẫn xả rác ngày một nhiều là thiếu nhận thức về tái chế. Nhiều người tin rằng, cần có cách tiếp cận khác để thay đổi cơ bản thói quen tiêu dùng. Tạo ra một hệ thống thu thập lượng lớn rác thải cũng rất quan trọng. Công nghệ kỹ thuật số có thể là chìa khóa.

Tại Đông Nam Á, các startup khác cũng đang nỗ lực giải quyết vấn đề rác thải. Trash Lucky tại Thái Lan tặng vé xổ số điện tử để đổi lấy chai nhựa và giấy, giải thưởng đa dạng từ phiếu mua hàng giảm giá cho đến vàng thỏi. Tại Singapore, Alba Group thu gom máy tính, điện thoại và đồ điện tử cũ và tặng điểm cho mọi người để sử dụng tại các doanh nghiệp đối tác.

Đông Nam Á nổi bật nhờ lượng rác thải phát sinh. Năm 2010, Indonesia đứng thứ hai về lượng rác thải xả ra đại dương với 1,29 triệu tấn mỗi năm, còn Philippines đứng thứ ba với 750.000 tấn. Dường như điều này không thay đổi trong vòng một thập kỷ. Điều đó biến Đông Nam Á thành khu vực hấp dẫn với các doanh nghiệp môi trường, thu hút nhiều sáng kiến đến từ các startup khác nhau.

Đọc thêm

Xem thêm