Thị trường hàng hóa
Đầu tháng 3 qua, sau khi 2 startup giao hàng nhanh là Fridge No More và Buyk ngừng dịch vụ tại thành phố New York chỉ trong 1 tuần, một công ty tự xưng tiên phong trong lĩnh vực này đã xuất hiện để nắm cơ hội thu hút sự chú ý của truyền thông.
Getir - một startup Thổ Nhĩ Kỳ được thành lập năm 2015 và mở rộng hoạt động sang Mỹ vào tháng 11 năm ngoái, khẳng định đang "củng cố vị thế" ngay cả khi đối mặt với một thị trường đầy biến động. Startup này gần đây huy động được 768 triệu USD, nâng mức định giá của công ty lên 11,8 tỷ USD.
Nhưng, chỉ 2 tháng sau, Getir đã cắt 14% lực lượng lao động trên toàn cầu - khoảng 4.500 nhân viên, để kiểm soát chi phí. Lý do cắt nhân sự là "lạm phát tăng và triển vọng kinh tế vĩ mô xấu đi".
Được thúc đẩy bởi hàng tỷ USD vốn đầu tư mạo hiểm và nhu cầu tăng vọt trong thời dịch, một danh sách dài startup với cam kết giao đủ mọi mặt hàng, từ kem, giấy vệ sinh, rượu cho đến thậm chí một quả táo, chỉ trong 10-15 phút đã xuất hiện. Các startup này cũng nhanh chóng mở văn phòng và trung tâm hoàn thiện ở khắp nơi và tuyển dụng nhân viên giao hàng một cách ồ ạt.
Alex Frederick - một nhà phân tích cấp cao tập trung vào công nghệ mới nổi tại PitchBook, một công ty phân tích dữ liệu, cho biết: "Đây là mô hình mà chúng tôi đã chứng kiến với Uber cách đây 10 năm: Ưu tiên tăng trưởng hơn lợi nhuận bằng mọi giá để có thể nhanh chóng nắm bắt lợi thế của người đi đầu. Mô hình này đòi hỏi mức độ 'đốt tiền' lớn, đầu tư vốn nhiều để liên tục mở rộng sang thị trường mới, thu hút khách hàng và giữ chân họ".
Theo Frederick, giới đầu tư giờ có thể đã không còn mặn mà với mô hình này nữa.
Có thể thấy, thời hoàng kim gọi vốn của startup đã qua khi cuộc khủng hoảng ngành công nghệ xuất hiện và thị trường IPO chững lại. Theo Dealogic, chỉ số Nasdaq đã giảm gần 30% kể từ đầu năm nay. Số lượng IPO trên toàn cầu trong quý I cũng giảm 50% so với cùng kỳ năm trước. Tình hình này khiến các quỹ đầu tư mạo hiểm giờ đây phải thu hẹp hoạt động nếu không thể thu hồi những khoản đầu tư trên thị trường đại chúng.
Vậy, làm sao để các start up giao hàng nhanh có thể tồn tại trên thị trường? Theo đánh giá từ các chuyên gia, muốn tồn tại, các start up phải thay đổi.
Thay đổi tầm nhìn với dịch vụ của mình. Đa số các ông chủ start-up đều cho rằng mình có một tầm nhìn khi thành lập công ty. Tuy nhiên, theo Feiner, trên thực tế, đa số chỉ đưa ra được những mục tiêu ngắn hạn, không tạo ra cho công ty một “sức đề kháng” đủ mạnh, giúp nó vượt qua những sóng gió của thị trường. Feiner khuyên, để công ty start-up có khả năng tồn tại trên thị trường, các ông chủ nên đưa ra một tầm nhìn không chỉ cho hiện tại hay tương lai gần mà cho ít nhất 20 năm tiếp theo.
Thận trọng quản lý tài sản của start up. Cho dù khởi nghiệp với một số vốn lớn hay một số tiền khiêm tốn, các công ty start-up cũng cần phải quản lý thận trọng tài sản của mình. Theo Feiner, ở một góc độ nào đó, khởi nghiệp cũng giống như một canh bạc, nhưng những nhà lãnh đạo doanh nghiệp sáng suốt luôn biết đầu tư tiền của như thế nào và lúc nào. Họ không để lãng phí bất cứ một đồng vốn nào và biết khi nào nên bỏ ra thật nhiều tiền. Feiner khuyên các ông chủ mới khởi nghiệp nên tranh thủ học các kiến thức cơ bản về tài chính doanh nghiệp để tránh đưa ra các quyết định tài chính sai lầm khiến cho doanh nghiệp sớm bị sụp đổ.
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm