Thị trường hàng hóa
Thống đốc bang New York khẳng định luật mới sẽ giúp bảo vệ sức khỏe của động vật; Ngăn chặn các hành vi ngược đãi động vật hay nhân giống vật nuôi vì mục đích thương mại. Ông Kathy Hochul khẳng định chó, mèo, thỏ cũng xứng đáng được nuôi dưỡng trong tình yêu thương và được đối xử nhân đạo. Tình bạn, tình yêu của con người dành cho động vật không có ranh giới.
Trước New York, một số bang khác ở Mỹ như California, Illinois và Maryland cũng đã ban hành các lệnh cấm tương tự.
Các nhóm bảo vệ động vật đã hoan nghênh việc ký thông qua luật trên của Thống đốc bang New York Kathy Hochul. Họ cho rằng đây là chiến thắng lịch sử cho cả động vật và người nuôi. Tuy nhiên, dự luật vấp phải sự phản đối từ những người làm trong ngành kinh doanh thú cưng.
Tại New York, số lượng các cửa hàng bán thú cưng đang giảm dần. Hiện tại, toàn bang chỉ còn khoảng 80 cửa hàng.
Còn ở Hong Kong (Trung Quốc), nhiều người đã thuê hẳn chuyến bay dành cho thú cưng của họ. Theo kênh CNN (Mỹ) khảo sát trong năm 2021, nhiều người đã gặp khó khăn trong việc đưa vật nuôi ra khỏi Hong Kong, do vậy xu hướng di chuyển đắt đỏ trên đã hình thành.
Cô Olga Radlynska, nhà sáng lập và giám đốc của công ty vận tải hàng không tư nhân Top Stars Air, chia sẻ, công ty này đã chuyển từ mô hình chuyến bay riêng dành cho doanh nhân sang phi cơ thuê riêng để chở nhóm thú cưng. “Nhiều người phải chuyển đi và họ muốn mang theo cả thú cưng. Tuy nhiên, việc di chuyển đôi khi không thuận lợi nên những con thú cưng như chó mèo phải rời xa chủ, ở lại Hong Kong”.
Hiện nay khách hàng của Top Stars Air và người dân thuộc tầng lớp lao động và trung lưu đang tìm kiếm giải pháp vận chuyển vật nuôi. Lý do bởi các chuyến bay thương mại có chính sách nghiêm ngặt với vận chuyển vật nuôi.
Radlynska ước tính ngành kinh doanh vận chuyển thú cưng của công ty Top Stars Air đã tăng 700% kể từ giai đoạn đầu đại dịch COVID-19. Những tuyến đường vận chuyển bận rộn nhất của Top Stars Air là đến London (Anh), Singapore, Mỹ, Canada và Australia. Không chỉ có chó và mèo, Top Stars Air và những công ty tương tự còn từng vận chuyển thỏ, chuột hamster, rùa và chim.
Jolie Howard - CEO công ty cho thuê máy bay L'Voyage - cho biết: “Vật nuôi chính là một thành viên trong gia đình nên nhiều người đã không ngần ngại bỏ số tiền lớn để vận chuyển chúng”. CEO Jolie Howard cũng thừa nhận một nửa mảng kinh doanh của L'Voyage hiện nay liên quan đến vật nuôi. L'Voyage và những công ty vận tải hàng không tư nhân tương tự đều hợp tác chặt chẽ với chủ nhân của thú cưng để đảm bảo chúng được gắn chip, có giấy tờ hợp lệ, kích thước chuẩn xác và được tiêm những loại vắc xin cần thiết để đạt yêu cầu được bay.
Tại Nam Phi, những chú cún cưng nằm dài thư thái trên một chiếc giường to sang trọng hay ngáp ngủ mơ màng trong tiếng nhạc, ăn uống sang trọng bày biện xung quanh… Đó là hình ảnh dễ dàng bắt gặp khi đến với khách sạn SuperWoof tại Cape Town.
SuperWoof là khách sạn hạng sang dành cho cún cưng tại thành phố lớn thứ hai ở Nam Phi, nơi những chủ nhân giàu có gửi gắm cún cưng trong thời gian bận rộn. Không chỉ Super Woof, ở Cape Town còn có AtFrits, một khách sạn hạng sang khác dành cho cún cưng nằm trong một khu phố giàu có với những quán cafe nhạc du dương, các phòng trưng bày nghệ thuật và các nhà hàng cao cấp.
Tại các khách sạn này, thú cưng được cung cấp những dịch vụ cao cấp như đồ uống pha chế bằng những nguyên liệu hạng sang như cánh hoa hồng hay hồng trà rooibos nổi tiếng của Nam Phi. Phòng ở của cún cưng cũng được chia thành nhiều cấp, từ các phòng tiêu chuẩn đến các phòng "tổng thống" tùy nhu cầu và khả năng tài chính của chủ nhân. Các phòng đều được trang trí với những chùm đèn lộng lẫy hay những tấm giấy dán tường tinh tế cùng nhiều bức tranh cún cưng treo trên tường. Các khách sạn cũng lắp camera để các chủ nhân tiện theo dõi tình hình cún cưng khi đi xa.
Trong thời gian dịch COVID-19 hoành hành, nhu cầu khách sạn hạng sang dành cho cún cưng giảm vì mọi người đều hạn chế đi lại và ở nhà. Tuy nhiên, hiện nay khi các biện pháp hạn chế để phòng dịch dần được nới lỏng, kinh tế mở cửa trở lại, nhiều chủ nhân phải trở lại công việc, đẩy nhu cầu dịch vụ này tăng trở lại. Ở giai đoạn này, các khách sạn còn cun cấp các dịch vụ trị liệu tâm lý cho cún cưng khi phải xa chủ nhân sau thời gian dài ở nhà với họ.
Sự tồn tại của những khách sạn hạng sang dành cho cún cưng tại Cape Town có lúc vẫn là chủ đề gây tranh cãi khi tỷ lệ nghèo đói và bất bình đẳng ở Nam Phi vẫn còn cao. Đối diện SuperWoof là một trại tạm trú của nhiều người vô gia cư ở Cape Town. Cách đó một khoảng không xa, một lều tạm dành cho người nghèo vừa mới mọc lên trong thời gian đại dịch hoành hành khiến các hoạt động kinh tế tê liệt.
Chi phí cho phòng đắt đỏ nhất ở AtFrits là 535 rand (35 USD)/ngày trong khi mức thu nhập được xếp vào diện nghèo ở Nam Phi là dưới 890 rand/tháng. Dù vậy, theo Yanix Klue, chủ khách sạn AtFrits, cô đang góp phần chống đói nghèo tại Nam Phi vì cơ sở tạo việc làm cho 37 lao động. Cô cũng đang điều hành một dự án dạy phụ nữ Nam Phi may và thêu quần áo cho cún cưng để bán ở cửa hàng trong khách sạn.
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm