Thị trường hàng hóa
Đó là một phần quan điểm của bà Trịnh Thị Lan, Giám đốc tư vấn chuyển đổi số (CĐS), Tổng công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel khi nói về vai trò, tầm quan trọng của công cụ, nền tảng số giúp tự động hóa quy trình bằng robot (RPA) trong lĩnh vực quản lý, điều hành ngành tài chính.
Theo đó, bà Lan cho rằng, RPA là một công cụ không thể thiếu - con đường tắt, ngắn đạt hiệu quả các mục tiêu, mong muốn của ngành tài chính. Con người và RPA đang có sự kết hợp mạnh mẽ. Đây là hai nhân tố cốt lõi để tạo giá trị phát triển.
Bà Lan phân tích, con người là chủ thể tập trung xây dựng các mối liên hệ, đưa ra đánh giá khách quan, giải quyết các trường hợp ngoại lệ, quản lý, thay đổi và nâng cấp. Trong khi đó, RPA thực hiện các công việc có khối lượng lớn, tính chất lặp đi, lặp lại, yêu cầu xử lý nhanh và cần độ chính xác cao hơn con người.
“RPA còn giúp chúng ta: Tự động thực hiện công việc 24/7; giảm 70% chi phí nhập liệu; chính xác đến 100%; phù hợp trong bối cảnh số hoá, công nghệ thông tin hiện có”, bà Lan nhấn mạnh.
Cũng theo bà Lan, RPA còn có khả năng khởi tạo ra các giá trị mới một cách dễ dàng như: Đăng nhập vào các chương trình phần mềm (application); di chuyển tập tin (file) và thư mục (folder); đọc và lưu trữ vào các cơ sở dữ liệu; lấy dữ liệu từ các trang web; kết nối với các gio diện lập trình (API) của các hệ thống; trích xuất nội dung từ tài liệu, ảnh, hộp thư, biểu mẫu; mở hộp thư, lưu trữ các tệp tin đính kèm; làm các tính toán.
Với những ưu điểm trên, hiện nay RPA đã được nhiều cơ quan, đơn vị tài chính ở một số quốc gia sử dụng và kết quả thu được đạt hiệu quả nhanh các mục tiêu đề ra, điển hình phải kể đến các Bộ Tài chính: Ba Lan; Mỹ; Rumani…
Bộ Tài chính Ba Lan sử dụng công cụ RPA thông qua nền tảng tự động hóa quy trình robot (Uipath) để hỗ trợ 77 quy trình tự động hoá các phòng bàn (nhân sự; phân tích thuế; kế toán…). Đến nay, kết quả thu được: Đạt 100% việc tự động hoá thu thập dữ liệu; giảm 100% rủi ro, sai sót; thông tin cập nhật hàng ngày; đảm bảo tiêu chuẩn hoá; thông báo tự động khi có biến động về giá; đối chiếu dữ liệu kế toán từ hệ thống với các dữ liệu từ hoá đơn cho các chuyến công tác…
Cũng đạt được nhiều kết quả tích cực như Bộ Tài chính Ba Lan, Bộ Tài chính Mỹ sử dụng công cụ RPA để giải ngân các khoản thanh toán, thu thập thông tin và đối soát/hoạch toán các khoản tiền đi, đến. Việc sử sử dụng công cụ robot đã giúp Bộ Tài chính Mỹ tối ưu được 60% thời gian làm việc; tăng năng lực xử lý gấp 30 lần mà không cần tăng thêm nhân viên; đạt 100% độ chính xác khi thực hiện các tác vụ tự động…
Đối với Bộ Tài chính Rummani cũng vậy, ưu điểm từ RPA dựa trên việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) đã giúp cơ quan này nâng cao trải nghiệm của người nộp thuế, tăng hiệu quả trong công tác quản lý thuế và giảm chi phí hành chính; tự động tiếp nhận, phân loại các khiếu nại; giảm thời gian chờ đợi trong trường hợp người nộp thuế yêu cầu cung cấp thông tin thuế; cấp một số chứng chỉ thuế; thành lập trung tâm xuất sắc RPA (Center of Excellence RPA) để phát hiện và triển khai tự động hoá các quy trình rộng rãi.
Như vậy, qua những ưu điểm được tạo ra từ các cơ quan áp dụng nêu trên, bà Lan cho rằng RPA chính là một công cụ số hữu ích giúp các nhóm nghiệp vụ triển khai theo hướng ưu tiên để tối ưu các quy trình và rút ngắn thời gian để tạo hiệu quả mục đích mong đợi.
Từ những kết quả đạt được qua thực tế nêu trên và thông qua các nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm, theo bà Lan, mặc dù ngành tài chính của Việt Nam thời gian qua đã tích cực áp dụng các công nghệ, nền tảng số, đặc biệt, là thực hiện nhiệm vụ CĐS và bước đầu thu được những kết quả tích cực.
Tuy nhiên, để đạt được những kết quả cao hơn nữa, ngoài việc ngành này đảm bảo thực hiện tốt theo những yêu cầu của Quyết định 1484/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Kế hoạch CĐS của Bộ Tài chính đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 thì việc sử dụng các công cụ RPA luôn cần thiết, phải được đẩy mạnh.
Ở văn bản quan trọng này, các mục tiêu đề ra hướng đến phấn đấu ngành Tài chính cần phải đảm bảo: Đạt tối thiểu 90% người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Tài chính; cung cấp tất cả các dịch vụ tài chính số chất lượng phục vụ xã hội (tối ưu quy trình phục vụ; giám sát thông minh thị trường tài chính, chứng khoán); tiếp nhận, sử lý các công việc, dịch vụ công trên môi trường số…
Như vậy, theo bà Lan, khi đã có mục tiêu cụ thể, rõ ràng thì bên cạnh việc ngành này áp dụng nhiều giải pháp tổng thể thì việc áp dụng mạnh mẽ các giải pháp về việc sử dụng công cụ RPA sẽ là hướng mang lại nhiều giá trị, hiệu quả mong đợi hơn.
Giải pháp cụ thể cho điều này chính là ngành tài chính có thể tăng cường sử dụng các công cụ, nền tảng số: RPA, nhận dạng ký tự quang học (OCR)… Bởi vì đây là các công cụ nền tảng số sử dụng AI, được đảm bảo triển khai linh hoạt trên các loại hạ tầng phần mềm tại chỗ (on-premise), các dịch vụ đám mây riêng (private cloud)… Hầu hết ở các công cụ này luôn mang khả năng, sức mạnh hỗ trợ nghiệp vụ cho các nhóm, ngành đạt hiệu quả cao về quản trị, quản lý tài chính.
“Đặc biệt, lĩnh vực, ngành tài chính cần ưu tiên cho các lĩnh vực và nghiệp vụ về: nhân sự (cấp máy, thẻ, ID thông tin cho các nhân sự mới); tài chính & kế toán (tự động hoá ghi chép, thu thập, xử lý thông tin, hoá đơn, chứng từ và đối soát, đối chiếu tự động giao dịch, tìm kiếm sai lệch…)”, bà Lan nhấn mạnh.
Cũng theo bà Lan, ngành Tài chính sử dụng mạnh mẽ các phần mềm số (AOM) để tự động hoá việc quản lý, nghiệp vụ ngành, tổ chức đảm bảo theo các tiêu chuẩn bảo mật, an toàn cao.
Hơn nữa, ở lĩnh vực, ngành Tài chính có thể thường xuyên, tăng cường áp dụng mô hình số hoá theo quy trình toàn trình theo 5 bước: Tư vấn công nghệ (đánh giá các rủi ro, bảo mật…); triển khai (xây dựng giải pháp & thiết kế kỹ thuật; tích hợp trí tuệ nhân tạo để tự động hoá thông minh; trích xuất dữ liệu từ các hệ thống không đồng nhất…); quản lý (bảo trì các quy trình tự động hoá; hỗ trợ, chăm sóc khách hàng…); vận hành (nhận diện những giá trị từ những tính năng mới; tài liệu theo hướng số hoá và đưa ra các giải pháp thúc đẩy).
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm