Thị trường hàng hóa
T. Harv Eker từng có tuổi thơ nghèo khó, cuộc sống không mấy dư dả và phải làm nhiều nghề để kiếm sống. Ngay từ khi còn trẻ, T. Harv Eker đã có mơ ước trở thành triệu phú. Thế nhưng, dù vất vả làm nhiều công việc khác nhau, ông cũng đã có công ty của riêng mình nhưng sau đó phải đóng cửa. Thất bại đã khiến ông suy sụp và quyết định trở về bên cha mẹ. Sau khi trò chuyện với người bạn giàu có của bố mình, T. Harv Eker đã nhận ra lý do ông thất baị trong kinh doanh và chưa thể xây dựng được tài sản của mình.
Sau đó, từ số vốn 2 000 đô la, T. Harv Eker đã phát trển kinh doanh từ một cửa hàng bán đồ thể thao và liên tục mở các chi nhánh, trở thành một trong những triệu phú thành công nhất. Chia sẻ về thành công của mình, T. Harv Eker cho biết: Biết cách quản lý tiền bạc và áp dụng phương pháp 6 chiếc lọ, bạn cũng có thể trở thành người có tiền thông minh và chủ động.
Phương pháp 6 chiến lọ (còn được gọi là phương pháp JARS). Quy tắc 6 chiếc lọ được ra đời từ rất lâu, cho đến nay nó đã được rất nhiều người trên thế giới áp dụng và thành công trong việc quản lý tiền bạc và chi tiêu cá nhân. Hơn hết 6 quy tắc này còn nhận được nhiều đánh giá cao của những doanh nhân, tỷ phú trên thế giới. Theo Harv Eker quy tắc 6 chiếc lọ đều là những nguyên tắc cơ bản có thể áp dụng cho bất kỳ cá nhân nào, ở mức độ tài chính ra sao một cách hiệu quả.
Mỗi chiếc lọ có tên và phục vụ cho các mục đích sử dụng khác nhau. Mỗi khi nhận được bất kể nguồn thu nhập nào (lương, thưởng, lợi nhuận kinh doanh...), hãy chia khoản tiền này vào ngay 6 chiếc lọ theo công thức như sau:
Lọ đầu tiên phục vụ cho nhu cầu thiết yếu, chẳng hạn như ăn uống, xăng xe, điện thoại, tiền học… Đây sẽ là lọ chiếm tỷ lệ cao nhất để đáp ứng các nhu cầu không thể thiếu mỗi tháng. Nó giúp bạn biết số tiền tối thiểu cần kiếm được, từ đó điều chỉnh giới hạn chi tiêu và thay đổi mức sống cho phù hợp. Nếu bạn đang sử dụng quá 80% thu nhập cho các chi tiêu cần thiết, bạn cần tăng cường tổng thu nhập hoặc thay đổi lối sống, cắt giảm chi tiêu.
Để có thể duy trì mức tiền sinh hoạt phí rẻ và đều đặn mỗi tháng, phục vụ cho những nhu cầu cơ bản của bạn. Hãy thử tiết kiệm tối đa tiền sinh hoạt bằng những cách ví dụ như mua hàng giảm giá, săn sale trên các trang thương mại điện tư mỗi tháng, thử thay đổi phương tiện đi lại, hoặc tiết kiệm chi phí vào đồ ăn bằng việc sử dụng thực phẩm với số tiền phù hợp vừa cung cấp đủ dinh dưỡng vừa không lãng phí tiền.
Chiếc lọ thứ 2 chính là chiếc lọ đựng những khoản tiết kiệm của bạn hằng ngày, hằng tuần hoặc hàng tháng, đòi hỏi bạn dành 10% khoản thu nhập vào đây. Đặc biệt, đây là nguồn tiền nhàn rỗi và sẽ đảm bảo nguyên tắc không được dùng trong một thời gian dài. Tuy có vẻ mạo hiểm nhưng đây chắc chắn sẽ là mỏ vàng nếu bạn thành công. Còn lỡ như thất bại bạn chỉ mất đi 10% thu nhập bạn có, 1 con số ít ỏi để có thêm nhiều bài học đáng giá để thành công trong tương lai.
Bạn cần tiếp tục chia 10% này thành những khoản nhỏ hơn theo thứ tự ưu tiên, cân nhắc xem việc nào cần tiêu tiền trước tiên và thời gian để thực hiện kế hoạch đó. Mục tiêu của chiếc lọ này là giúp bạn có một khoản thu nhập bên ngoài không phụ thuộc quá nhiều vào công việc chính. Khi sử dụng quỹ tự do tài chính này, bạn có thể tham gia bất kì một kế hoạch đầu tư nào mà bạn muốn.
Chiếc lọ thứ 3 là phần thưởng dành cho bản thân bạn. Bộ quần áo mới, laptop mới, hay bữa tối trong 1 nhà hàng đắt tiền sẽ là đích đến của tài khoản hưởng thụ. Tự thưởng cho bản thân cũng chính là cách giúp bạn có thêm động lực làm việc và cân bằng cuộc sống.
Một số chứng minh thực tế cho rằng, nếu mỗi tháng bạn không hưởng thụ hết 10% tổng thu nhập cá nhân của mình, việc quản lý chi tiêu của bạn sẽ dễ dàng bị mất cân bằng. Bạn có thể sẽ mệt mỏi trong quá trình làm việc, giảm đi hiệu suất công việc và sức sống bạn nên có. Vì vậy, mỗi tháng hãy sử dụng hết số tiền có trong quỹ hưởng thụ, đây không phải là cách tiết kiệm tích cực bạn nên làm. Cuộc sống phải có ý nghĩa riêng thì bạn mới cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc, đừng mải chạy theo tiền bạc và công việc. Hãy dành thời gian để hưởng thụ sau những cống hiến không biết mệt mỏi của bản thân.
Mỗi tháng hãy dành 10% tổng thu nhập bỏ vào quỹ tiết kiệm. Có một khoản tiền tiết kiệm lúc nào cũng khiến con người ta trở nên an tâm hơn. Nó không chỉ là quỹ tiền có thể giúp bạn thực hiện những ước mơ mà còn là quỹ tiền giúp bạn ứng phó với những khó khăn bất ngờ trong cuộc sống tương lai, ví dụ bệnh tật, rủi ro trong công việc..v..v..
Khi có một quỹ tiết kiệm dài hạn đủ lớn bạn sẽ tự tin để nghỉ hưu sớm mà không cần lo lắng bất kỳ điều gì. Cụ thể đó là được tự do tài chính, cuộc sống của bạn sẽ không còn bị phụ thuộc vào đồng tiền. Bạn có thể hoàn toàn được phép lựa chọn những điều mà mình mong muốn.
Đây là chiếc lọ chứa 10% tổng thu nhập của bạn để sử dụng vào việc giáo dục, trau dồi thêm bản thân. Chúng ta đều biết, đầu tư cho bản thân luôn là một cuộc đầu tư không bao giờ có lỗ. Mỗi tháng chi ra 10% tổng thu nhập của bạn để đầu tư vào các khóa học kỹ năng, kiến thức hay mua cho mình những quyển sách hay, trở thành con người tri thức hơn.
Chẳng hạn, khi bạn cần tiền tham gia một khoá học, mua sách vở hoặc đăng kí lớp ngoại khóa cho con, tài khoản giáo dục 5% này sẽ giúp bạn. Chiếc lọ sẽ không được phép để trống vì bạn luôn cần dành một khoản tiền đầu tư vào chính bản thân mình và con cái. Càng nhiều kiến thức tích luỹ, bản thân bạn sẽ càng sinh lời.
Đây là khoản tiền bạn sử dụng để làm từ thiện, giúp đỡ cộng đồng, người thân, bạn bè. Nếu bạn có nhiều thứ phải chi trả hơn, hãy giảm tỷ lệ này xuống, nhưng luôn trích một khoản để giúp đỡ người khác.
Khi xác định sử dụng quy tắc 6 chiếc lọ, bạn nên tuân thủ những nguyên tắc mà công thức đưa ra. Ví dụ không sử dụng tiền của lọ này để đi làm việc của lọ khác, không dồn tiền lung tung, không trích tổng thu nhập vào các lọ..v.v. Để có được một phương pháp quản lý tài chính an toàn và có hiệu quả tốt nhất đối với bản thân, hãy thực hiện các quy tắc mà công thức yêu cầu bởi chỉ vì một chút hành động nhỏ của bạn thôi, quy tắc cũng sẽ dễ dàng bị phá vỡ.
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm