Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
12:00 20/10/2023

Phát triển ngành công nghiệp hóa chất của Việt Nam xứng tầm

Công nghiệp hóa chất được xác định là một trong những ngành công nghiệp nền tảng, góp phần quan trọng trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Việc tháo gỡ khó khăn để công nghiệp hóa chất rộng đường phát triển cần tiếp tục nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng.

Động lực quan trọng của nền kinh tế cả nước

Theo Cục Hóa chất (Bộ Công thương), hiện nay tổng sản lượng công nghiệp hoá chất Việt Nam hàng năm chiếm khoảng 10-11% tổng giá trị GDP ngành công nghiệp.

Công nghiệp hóa chất cũng là ngành đem lại sản phẩm xuất khẩu có giá trị tỷ đô cho thương mại Việt Nam. Giá trị xuất khẩu hóa chất hiện đứng thứ 12 trong tổng các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hóa chất tăng lên 23,1%, đạt 3,09 tỷ USD; kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm hóa chất đạt gần 2,51 tỷ USD, tăng 26,7%.

Các thị trường chủ yếu nhập khẩu hóa chất của Việt Nam là: Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc; trong đó kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 664,24 triệu USD, đứng thứ 2 và 3 lần lượt là Ấn Độ, Nhật Bản với 585,8 triệu USD và 573,4 triệu USD.

Theo các chuyên gia dự báo, ngành công nghiệp hóa chất từ nay đến năm 2030 sẽ phát triển với tốc độ từ 10-11% và chiếm tỷ trọng từ 4-5% trong nền công nghiệp Việt Nam.

Ngành công nghiệp hóa chất từ nay đến năm 2030 sẽ phát triển với tốc độ từ 10-11%.

Phát triển công nghiệp hóa chất là động lực phát triển nhanh và bền vững cho không chỉ ngành hóa chất mà còn cho nhiều ngành công nghiệp khác. Trong Chiến lược phát triển công nghiệp hóa chất đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040 theo Quyết định số 726/QĐ-TTg ngày 16/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ đã xác định phát triển công nghiệp hóa chất Việt Nam theo hướng là một ngành công nghiệp nền tảng, hiện đại với cơ cấu ngành tương đối hoàn chỉnh gồm 10 phân ngành: phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, hóa dược, hóa dầu, hóa chất cơ bản (gồm cả tiền chất thuốc nổ và vật liệu nổ công nghiệp), các sản phẩm cao su, điện hóa, chất tẩy rửa, sơn - mực in, khí công nghiệp.

Còn nhiều "lực cản" trong phát triển

Hiện nay, các doanh nghiệp hóa chất trong nước đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, nhất là nhu cầu hóa chất trên thế giới giảm khiến đơn hàng sụt giảm, xuất khẩu chững lại, phải hạ giá bán trong khi chi phí sản xuất lại tăng mạnh. Các thị trường hóa chất xuất khẩu như Trung Quốc, Mỹ được dự báo sẽ giảm hơn nữa cho tới cuối năm nay, gây ra tác động không tốt đến các doanh nghiệp, làm sụt giảm doanh thu và lợi nhuận.
Nhiều doanh nghiệp gặp thách thức về khả năng chi phí điện, khi mà sản xuất hóa chất là một trong những ngành tiêu tốn nhiều năng lượng nhất, chi phí điện năng có thể chiếm tới 20-30% tổng chi phí sản xuất các loại hóa chất cơ bản. Việc nhập khẩu nguyên liệu hoá chất với mức giá cao cũng là khó khăn lớn.

Hiện nay, tình hình thu hút, triển khai nhiều dự án hóa chất còn chậm.

Đặc thù của ngành công nghiệp hóa chất thường là các dự án công nghiệp với mức đầu tư lớn, sử dụng đông lực lượng lao động, thời gian hoạt động kéo dài, đồng thời có nguy cơ phát thải hóa chất ảnh hưởng đến sức khỏe con người, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường hoặc phát thải các chất gây biến đổi khí hậu. Chi phí đầu tư và chi phí bảo vệ môi trường lớn là trở ngại cho doanh nghiệp.

Cùng với đó, tình hình thu hút, triển khai nhiều dự án hóa chất còn chậm, nhiều dự án trong quy hoạch phát triển ngành hóa chất chưa được triển khai. Sản phẩm thuộc ngành công nghiệp hoá chất hiện nay chỉ tập trung chủ yếu vào các sản phẩm truyền thống cho nhu cầu thị trường nội địa.

Luật Hóa chất được ban hành vào tháng 11/2007, sau 15 năm thi hành đã bộc lộ những bất cập, vướng mắc, không còn phù hợp với tình hình thực tế đang khiến nhiều doanh nghiệp ngại đầu tư vào lĩnh vực này.

Đảm bảo tăng trưởng bền vững

Mới đây, Bộ Công thương đã đề xuất việc xây dựng Luật Hóa chất sửa đổi thay thế Luật Hóa chất năm 2007. Chính phủ cơ bản thống nhất với 4 chính sách trong đề nghị xây dựng Luật, bao gồm: Phát triển bền vững ngành công nghiệp hóa chất thành ngành công nghiệp nền tảng, hiện đại; Quản lý hóa chất đồng bộ trong toàn bộ vòng đời; Quản lý hóa chất nguy hiểm trong sản phẩm; Nâng cao hiệu quả bảo đảm an toàn hóa chất.
Việc sửa đổi Luật Hóa chất nhằm thể chế hóa các đường lối, chủ trương của Đảng trong lĩnh vực này, phù hợp với bối cảnh trong nước cũng như các cam kết quốc tế mà Việt Nam đang tham gia, từ đó gỡ bỏ những vướng mắc của các doanh nghiệp hóa chất hiện nay. Đây cũng là kỳ vọng của nhiều doanh nghiệp để có thể phát triển ngành công nghiệp hóa chất xứng tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Bên cạnh đó, cần phải có các khu công nghiệp tập trung. Đây chính là điều Việt Nam còn chưa thực hiện được. Lý giải cho điều này, các chuyên gia cho rằng, bên cạnh vấn đề thiếu quỹ đất, nhiều địa phương còn lo ngại, tâm lý với 2 từ “hóa chất” do quan niệm hóa chất là ngành độc hại, có tác động xấu đến môi trường nên không rộng cửa chào đón doanh nghiệp.

Vấn đề đặt ra đối với phát triển ngành công nghiệp hóa chất hiện nay là phải tăng cường công tác quản lý ngành nhằm đảm bảo tăng trưởng bền vững gắn liền với không hủy hoại môi trường. Nhà nước cần tạo môi trường đầu tư hấp dẫn, khuyến khích tất cả các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tham gia đầu tư và phát triển các dự án hóa chất. Ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật các vùng chiến lược phát triển công nghiệp hóa chất (mặt bằng, cảng, đường giao thông, hệ thống phụ trợ,…).

Đọc thêm

Xem thêm