Thị trường hàng hóa
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 876/QĐ-TTg ngày 22/7/2022 phê duyệt chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí metan và khí carbon của ngành giao thông vận tải.
Cụ thể, ngành hàng không dân dụng Việt Nam được chia thành 2 giai đoạn trong chương trình này. Giai đoạn từ năm 2022 - 2030 là các hành động nỗ lực giảm phát thải CO2, sử dụng nhiên liệu thay thế để bổ sung một phần trong nhiên liệu hàng không, hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu về sử dụng năng tượng và tiêu thụ nhiên liệu của các doanh nghiệp hàng không.
Ở giai đoạn năm 2031 - 2050, mục tiêu sử dụng tối thiểu 10-100% nhiên liệu bền vững cho cho tàu bay để giảm tối đa lượng phát thải khí nhà kính, tất cả các phương tiện hoạt động trong khu bay sử dụng điện, năng lượng xanh, trừ các phương tiện đặc thù chưa sử dụng năng lượng điện. Tùy thuộc điều kiện công nghệ, lượng phát thải còn lại được thực hiện bằng cách bù đắp carbon để đạt phát thải ròng bằng “0”.
Ông Lương Thế Tùng, Tổng Giám đốc Công ty TAPETCO nhấn mạnh, mục tiêu giảm phát thải trong ngành hàng không khá “khó”. Tuy nhiên, “khó” không có nghĩa là chúng ta được phép chậm trong lộ trình chuyển đổi năng lượng xanh trên toàn cầu.
Hiện nay, ở Việt Nam chưa thể sản xuất nhiên liệu hàng không bền vững bởi đòi hỏi các quy định khắt khe. Dầu thải, mỡ động vật ở một số quốc gia đã được sử dụng để làm SAF và Việt Nam cũng cần có lộ trình cụ thể.
Trước nhu cầu thực tế trên, TAPETCO mong muốn các cơ quan chức năng sớm ban hành tiêu chuẩn Việt Nam về nhiên liệu hàng không bền vững (SAF) và các cơ chế pháp lý phù hợp.
Từ đó, tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp trong việc ứng dụng công nghệ, kỹ thuật hiện đại để vận hành chuỗi cung ứng SAF theo tiêu chuẩn quốc tế, sẵn sàng cung ứng SAF cho chuyến bay đi/đến Việt Nam, đảm bảo đúng lộ trình chuyển đổi, sử dụng SAF thay thế một phần trong nhiên liệu hàng không từ năm 2027 theo chương trình hành động đã được Thủ tướng Chính phủ.
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm