Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
18:06 17/08/2022

Nhà kinh tế Morgan Stanley: Lạm phát châu Á đã đạt đỉnh

Ông Chetan Ahya, Nhà kinh tế trưởng về châu Á tại Ngân hàng đầu tư Morgan Stanley cho hay lạm phát trung bình của khu vực châu Á đã đạt đỉnh 5,5% và đã giảm khoảng 0,5% so với mức đỉnh đó. Các dữ liệu cho thấy lạm phát tại châu Á đã đạt đỉnh so với các nền kinh tế lớn khác như Mỹ và châu Âu.

Theo ông Chetan Ahya, lạm phát tại châu Á hoàn toàn có khả năng đã đạt đỉnh so với các nền kinh tế lớn khác như Mỹ và châu Âu, dữ liệu đã chỉ ra điều đó. Quan trọng hơn, ông cho rằng khả năng lạm phát sẽ đi xuống trong tương lai. 

Lạm phát trung bình của khu vực châu Á đạt đỉnh 5,5% và đã giảm khoảng 0,5% so với mức đỉnh đó. Trong khi đó con số lạm phát của Mỹ hiện ở mức 9%, và lạm phát tại khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), đang ở mức khoảng 8,5-9%.

Ảnh minh hoạ 

Nhà kinh tế này cho biết có rất ít dấu hiệu cho thấy khả năng tăng trưởng nóng ở châu Á, đặc biệt là khi tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn dưới mức trước đại dịch Covid-19 đối với hầu hết các quốc gia. Ông miêu tả tình trạng phục hồi ở châu Á là hầu hết các nền kinh tế đang ở giai đoạn giữa chu kỳ. 

Trước đó, hồi đầu tháng 7, Morgan Stanley đã nhận định lạm phát tại châu Á có thể đạt đỉnh trong quý 3 năm nay. Hầu hết các nền kinh tế tại châu Á đang ở giai đoạn giữa chu kỳ. Đây là lý do quan trọng nhất tại sao ông Chetan Ahya cho rằng lạm phát tại châu Á sẽ được kiểm soát và các ngân hàng trung ương không cần phải nâng lãi suất lên tới mức khiến các nền kinh tế bị kìm hãm sự phát triển.  

Tuần trước, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Thái Lan Sethaput Suthiwartnarueput cho biết nước này không cần phải "thực hiện các đợt tăng lãi suất lớn" vì nền kinh tế dự kiến sẽ trở lại mức trước đại dịch vào cuối năm. Nhà kinh tế trưởng của Morgan Stanley nhận định nhu cầu hàng hóa là tác nhân chính gây ra lạm phát trên toàn cầu, đặc biệt là ở châu Á.   

Ông Ahya lưu ý nhu cầu hàng hóa đã tăng mạnh do tình hình dịch bệnh ở Mỹ và sự mất cân bằng cung - cầu gây ra. Tuy nhiên, tình trạng chuỗi cung ứng đã được cải thiện, hàng tồn kho ở mức cao, nhu cầu về hàng hoá được dự báo sẽ giảm trong vài tháng tới. 

Bên cạnh đó, ông Chetan Ahya cho biết thị trường lao động tại châu Á không bị thiếu hụt như ở Hoa Kỳ, điều này góp phần kìm hãm áp lực tăng tiền lương. Do đó, châu Á có vẻ kiểm soát lạm phát tốt hơn các khu vực khác trên thế giới. 

Ảnh minh hoạ 

Nhận định của Morgan Stanley có thể giúp giảm bớt phần nào áp lực đối với giới đầu tư trên thị trường chứng khoán châu Á trong bối cảnh nhiều nhà đầu tư lo ngại các ngân hàng trung ương tại châu Á sẽ theo sát động thái tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED). FED đã và đang mạnh tay nâng lãi suất ở mức nhanh nhất trong gần 30 năm trở lại đây khi lạm phát tại Hoa Kỳ chạm mức cao nhất trong hơn 40 năm qua.  

Hiện nhiều nhà phân tích kỳ vọng rằng triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu ở mức thấp sẽ khiến các ngân hàng trung ương phải cân nhắc kỹ hơn về việc siết chặt chính sách tiền tệ. Một số dấu hiệu gần đây có thể cho thấy áp lực lạm phát trên toàn cầu đang dần hạ nhiệt, đặc biệt là giá dầu thô và giá hàng loạt các loại lương thực, thực phẩm đã giảm xuống.  

Trong khi bức tranh lạm phát của châu Á có vẻ tương đối trong tầm kiểm soát, Morgan Stanley cho biết triển vọng xuất khẩu vẫn còn yếu. Khi đánh giá dưới góc độ kinh tế, những con số thực sau khi đã điều chỉnh lạm phát cho thấy tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của châu Á giảm từ 1 - 3% so với cùng kỳ. 

Cách đây 12 tháng, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu khu vực từng tăng hơn 10%. Đây là lý do ngân hàng phố Wall này nhận định sự giảm tốc và triển vọng xuất khẩu hàng hoá của châu Á đang không quá ổn định.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm