Thị trường hàng hóa
Thông tin từ trung tâm phát triển công nghệ hỗ trợ TP HCM, hiện trung tâm có khoảng 700 mặt hàng, trang thiết bị, linh kiện, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất sản phẩm đầu cuối.
Tuy nhiên, do tỷ lệ nội địa hóa còn thấp, nên nhiều doanh nghiệp phải nhập khẩu linh, phụ kiện từ các quốc gia khác để sản xuất các thiết bị đầu cuối.
Theo nhận định của Trung tâm phát triển công nghiệp hỗ trợ TP HCM, năng suất của các doanh nghiệp CNHT trong nước còn khá thấp, thiếu nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật cao, việc cấp vốn để đầu tư trang thiết bị còn khó, thiếu thông tin của các nhà cung cấp nguyên vật liệu chất lượng và giá rẻ ở nước ngoài…
Do vậy, phía trung tâm kiến nghị Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp để thực hiện đổi mới sáng tạo, chuyển giao công nghệ sản xuất thử nghiệm, nâng cao năng suất chất lượng, tạo giá trị gia tăng cũng như tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.
Riêng tại TP HCM, UBND TP HCM cần sớm tạo quỹ đất phù hợp với chi phí thấp để doanh nghiệp ngành CNHT tăng khả năng cạnh tranh, từ đó có cơ hội tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Ngoài ra, hiện thành phố dự kiến thành lập khu công nghiệp mới với tên gọi “Khu CNHT ứng dụng công nghệ cao”. Tuy nhiên, tiến độ đầu tư cần đẩy nhanh.
Đồng thời, để giảm thiểu chi phí thuê mặt bằng cho doanh nghiệp ngành CNHT, cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ chi phí cho các chủ đầu tư hạ tầng để đổi lại sự ràng buộc về giá cho thuê thấp. Có như vậy mới kỳ vọng tạo nội lực để các doanh nghiệp ngành CNHT bứt phá phát triển trong thời gian tới.
Ông Daniel Fitzpatrick, Trưởng Dự án Thúc đẩy tiếp cận tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành CNHT, cho biết thêm, năm 2018, đơn vị này đã triển khai “Dự án Thúc đẩy tiếp cận tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành CNHT.
Mục tiêu ban đầu của dự án là nhằm hỗ trợ kết nối giữa các doanh nghiệp FDI đầu cuối với các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, chúng tôi nhận thấy các doanh nghiệp sản xuất cần được hỗ trợ vốn để có thể gia tăng nội lực cung ứng, đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của các doanh nghiệp FDI đầu cuối.
Do vậy, đơn vị này đã làm việc với các tổ chức tài chính trên thế giới nhằm tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn đầu tư lãi suất ưu đãi dành cho doanh nghiệp.
“Đến nay, chúng tôi đã đưa ra chính sách hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp với mức vay tối đa không quá 80% tổng mức vốn đầu tư của từng dự án, phương án sản xuất kinh doanh”, ông Daniel Fitzpatrick nói.
Thời gian vay vốn tối đa không quá 7 năm, thời gian ân hạn cho một dự án (vay vốn trung và dài hạn) tối đa là 2 năm. Lãi suất cho vay ngắn hạn là 2,16%/năm, trung hạn và dài hạn là 4%/năm.
“Đây sẽ là cơ hội thuận lợi để doanh nghiệp có thể bắt nhịp chuyển đổi, gia tăng cơ hội gia nhập chuỗi cung ứng toàn cầu”, ông Daniel Fitzpatrick nhấn mạnh.
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm