Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
11:50 27/01/2023

Lý do tăng trưởng 6,5% năm 2023 sẽ khó khăn hơn 8,02% năm 2022

Mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5% trong năm 2023 tuy thấp hơn mức tăng 8,02% năm 2022 nhưng không dễ dàng đạt được trong bối cảnh kinh tế thế giới nói chung, các nền kinh tế lớn là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam dự báo rơi vào suy thoái.

Mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5% trong năm 2023 tuy thấp hơn mức tăng 8,02% năm 2022 nhưng không dễ dàng đạt được trong bối cảnh kinh tế thế giới nói chung, các nền kinh tế lớn là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam dự báo rơi vào suy thoái.

Khó khăn ngay từ đầu năm

Nghị quyết của Quốc hội đặt ra chỉ tiêu tăng trưởng GDP năm 2023 là 6,5%. Mục tiêu này thấp hơn 1,5% so với thực hiện năm 2022. Nhưng theo các chuyên gia, mục tiêu 6,5% năm nay sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với 8,02% của năm 2022.

Bởi lẽ, mỗi 1% tăng trưởng GDP của năm 2023 được đặt trên nền của GDP năm 2022, tương đương với 104,1 nghìn tỷ đồng, cao hơn 9,7 nghìn tỷ đồng so với 1% GDP của năm 2022. Có nghĩa là, tăng trưởng GDP 6,5% năm 2023 tương đương với tăng thêm 677 nghìn tỷ đồng; trong khi 8,02% của năm 2022 cũng chỉ xêm xêm với mức tăng 6,5% của năm 2023, do 8,02% đặt trên nền của quy mô GDP năm 2021.

Đó là những con số cơ học. Xét trên bối cảnh, năm 2022 tăng trưởng GDP đạt mức cao trước hết nhờ sự quyết đoán chuyển đổi có tính chiến lược từ "Zero Covid-19" sang "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19" từ cuối năm 2021. Đồng thời, cuối tháng 1/202 Chính phủ ban hành Nghị quyết về chương trình phục hồi, phát triển kinh tế xã hội. Với quy mô 350.000 tỷ đồng, đây là gói hỗ trợ phục hồi kinh tế lớn nhất từ trước đến nay.

Mục tiêu của chương trình nhằm phát triển nhanh sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng GDP, đưa tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%. Đối tượng được hỗ trợ là người dân, người lao động bị ảnh hưởng do dịch bệnh; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và các ngành, lĩnh vực tạo động lực phục hồi và phát triển cho nền kinh tế.

Những quyết sách trên đã thúc đẩy tăng trưởng trên nhiều lĩnh vực công nghiệp, tiêu dùng nội địa, xuất khẩu, và chỉ chững lại từ tháng 10/2022 khi những yếu tố lạm phát, nhu cầu yếu từ kinh tế toàn cầu bắt đầu tác động đến đơn hàng trong nước.

Có thể nói, kinh tế nước ta thuận lợi từ đầu năm đến tháng 10/2022. Nhưng năm 2023 này, khó khăn bắt đầu ngay từ đầu năm, do những yếu tố rủi ro đang ngày càng gia tăng đối với nền kinh tế toàn cầu. Nhu cầu bên ngoài chậm lại trong điều kiện tài chính toàn cầu tiếp tục bị thắt chặt đã ảnh hưởng nặng nề hơn đến xuất khẩu.

Bên cạnh đó, các đợt tăng mạnh lãi suất của ngân hàng trung ương các nền kinh tế lớn, dẫn đầu là Mỹ đã làm giảm áp lực lạm phát toàn cầu, sự gia tăng của những bất ổn địa chính trị chưa biết khi nào tạm thời lắng xuống sẽ đẩy giá hàng hóa lên cao, có nhiều khả năng ảnh hưởng đến các cân đối lớn của nước ta. Tức là Việt Nam có thể sẽ phải dành nhiều nguồn lực hơn cho chính sách ổn định kinh tế vĩ mô.

Tạo động lực tăng trưởng GDP

TS. Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê tính toán, để tăng trưởng GDP 6,5%, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản phải tăng 3%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,6-8,3%; khu vực dịch vụ tăng 6,5-7%. Đây là các mức tăng không dễ đạt được trong bối cảnh kinh tế thế giới nói chung, các nền kinh tế lớn là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam dự báo rơi vào suy thoái.

Nhằm góp phần vào tăng trưởng khu vực công nghiệp và dịch vụ, Bộ Công Thương đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nhằm cơ cấu lại ngành Công Thương dựa trên nền tảng của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án hạ tầng trọng điểm, khơi thông rào cản về thủ tục hành chính để triển khai các dự án sản xuất, khai khoáng mới, góp phần tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế đạt mục tiêu CNH, HĐH đất nước. Tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc và hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục sản xuất kinh doanh để đưa các dự án công nghiệp lớn có vai trò quan trọng đi vào vận hành nhằm gia tăng năng lực sản xuất; hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thị trường xuất nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu, phụ tùng, linh kiện phục vụ cho sản xuất, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Đồng thời, tham mưu tổng kết cơ chế, chính sách về hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là việc thực hiện chính sách thu hút đầu tư FDI trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại; từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm khuyến khích, ràng buộc các doanh nghiệp FDI có sự lan tỏa, chia sẻ, hỗ trợ thực chất các doanh nghiệp trong nước để thúc đẩy chuyển giao công nghệ, phát triển kỹ năng quản trị, hình thành các chuỗi cung ứng vật tư, nguyên liệu và cụm liên kết ngành, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt để từng bước tham gia vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.

Đối với lĩnh vực dịch vụ, đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử để khai thác có hiệu quả hơn sự phát triển mạnh mẽ của xu hướng số hóa nền kinh tế; tăng cường hơn nữa chất lượng và hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường; đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, gian lận xuất xứ, cạnh tranh không bình đẳng, phòng vệ thương mại... bảo đảm môi trường sản xuất kinh doanh lành mạnh, bình đẳng cho doanh nghiệp. Chú trọng kiểm tra kiểm soát các lĩnh vực, mặt hàng thiết yếu tác động lớn đến kinh tế - xã hội, sản xuất trong nước và quyền lợi người tiêu dùng, như: thương mại điện tử, rượu, nguyên liệu thuốc lá, các sản phẩm thuốc lá, thực phẩm, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng, thực phẩm chức năng, điện tử, sản phẩm thời trang, mỹ phẩm, đường cát, hóa chất... và nhóm sản phẩm thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương.

Các mục tiêu cụ thể

- Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng từ 8-9% so với năm 2022.

- Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 25,5%.

- Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 6% so với năm 2022.

- Cán cân thương mại duy trì xuất siêu.

- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8-9% so với năm 2022.

- Cân đối về điện:

+ Tổng công suất nguồn điện (không bao gồm điện mặt trời mái nhà) năm 2023 dự kiến đạt 83.156 MW, tăng 4,4% so với ước thực hiện năm 2022.

+ Tỷ lệ dự phòng công suất nguồn (không bao gồm điện năng lượng tái tạo) dự kiến đạt 18,8% - 20,1%.

+ Điện thương phẩm năm 2023 dự kiến đạt khoảng 259,5-263,6 tỷ kWh, tăng 7,4 - 9,1% so với ước thực hiện năm 2022.

+ Điện sản xuất và nhập khẩu năm 2023 dự kiến đạt khoảng 289,9 - 294,3 tỷ kWh, tăng 8,0-9,7% so với ước thực hiện năm 2022.

 

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm