Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
09:10 02/01/2023

Kinh tế Việt Nam năm 2022: Vượt dông bão, vững tay buồm tăng trưởng

Những gì mà kinh tế Việt Nam có được trong năm 2022- năm được coi dị thường nhất của kinh tế thế giới trong nhiều năm trở lại đây, thực sự là con số biết nói.

Tại một diễn đàn bàn về những động lực mới của kinh tế Việt Nam tổ chức cách đây ít ngày, ông Francois Painchaud – Trưởng đại diện Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Việt Nam và Lào tại một diễn đàn kinh tế tổ chức tại Hà Nội dịp cuối năm 2022 mô tả kinh tế thế giới năm 2022 được đặc trưng bởi “những cơn gió nghịch”. Nhưng giữa những cơn gió nghịch ấy có một cánh buồm vẫn vững tay để đi qua những vùng áp thấp.

Đó là cánh buồm Việt Nam.

Đã có nhiều dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2022 được đưa ra mà điểm chung là mang sắc màu ảm đạm với mức chỉ từ 2,4% - 3,2%. Đó là mức thấp hơn mức tăng trưởng trung bình toàn cầu giai đoạn 2000 - 2021 là 3,6%. Cùng đó lạm phát là dấu hiệu bất ổn vĩ mô nổi bật nhất năm 2022 với nhiều nền kinh tế.

Năm 2022, Việt Nam đạt mức tăng trưởng 8,02%, cao nhất trong 12 năm qua

Với Việt Nam, năm 2022, đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu cơ bản kế hoạch đề ra, trong đó có những điểm sáng hết sức ấn tượng như GDP có thể tăng trưởng vượt kịch bản dự kiến và cao hàng đầu khu vực, đồng thời giữ vững ổn định trên các lĩnh vực, kim ngạch xuất nhập khẩu không chờ đến hết năm đã cán mốc 700 tỷ USD, mức lạm phát cơ bản thấp hơn dự kiến, giải ngân vốn FDI cao nhất từ trước đến nay.

Đó cũng còn là việc Chính phủ và các bộ ngành đã thực hiện được cam kết và quyết tâm mạnh mẽ "không để khủng hoảng y tế, khủng hoảng kinh tế" được Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ trong những ngày cam go, thử thách nhất do dịch bệnh COVID – 19 gây ra.

Câu hỏi lớn là những nguyên nhân nào “làm nền” cho những điểm sáng ấn tượng ấy.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhận định, những kết quả này không tự nhiên mà có, mà là nỗ lực của cả nước, của các cấp, các ngành, trong đó có của tập thể lãnh đạo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Riêng với ngành Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhắc tới việc ngay từ đầu năm, Thủ tướng Chính phủ "liên tục viết thư" không chỉ cho các Phó Thủ tướng mà còn cho Bộ trưởng để chỉ đạo. Đó là chưa nói đến không ít lần Thủ tướng trực tiếp điện thoại với Bộ trưởng vào những khoảng thời gian khác nhau trong ngày.

Chỉ riêng 9 tháng đầu năm, chỉ số công nghiệp tăng 9,6% cao hơn nhiều so với con số 3,9% của cùng kỳ năm 2021 và cũng cao hơn nhiều so với mục tiêu Quốc hội và Chính phủ đề ra, trong đó 2 nhóm ngành tăng cao nhất là công nghiệp chế biến tăng 10,4% và ngành sản xuất điện tăng 7,5%.

"Điện tăng 7,5% tương ứng với mức tăng hơn 10% của nền kinh tế, bởi 1% điểm tăng trưởng về điện tương ứng với khoảng 1,4-1,5% điểm tăng trưởng kinh tế, đây là tín hiệu rất đáng mừng và số liệu nói lên tất cả", Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên phân tích.

Ngay giữa lúc khó khăn nhất của năm 2021, Việt Nam vẫn thực hiện sự chuyển hướng mang tầm chiến lược theo Nghị quyết 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.

Một số chuyên gia phân tích, thời điểm ban hành Nghị quyết 128 cũng trùng với thời điểm trầm lắng nhất của kinh tế thế giới năm 2021 khi các chuỗi cung ứng thay nhau “rã đám”, tài chính nhiều nền kinh tế thắt chặt hơn bao giờ hết. Trong nước tăng trưởng giảm sâu đến mức khó tin.

Nhưng đó là lúc “lửa thử vàng, gian nan thử sức”!

Thực tế quý cuối cùng của năm 2021 và cả năm 2022 đã chứng minh việc Chính phủ ban hành Nghị quyết 128 theo kết luận của Trung ương là hết sức đúng đắn, kịp thời, phù hợp, có vai trò, ý nghĩa quyết định với việc thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, mở cửa trở lại, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Để thúc đẩy xuất khẩu khi các thị trường lớn đang bị tác động mạnh, bị thu hẹp, còn nhớ chỉ trong 1 tháng, bên cạnh các buổi làm việc trước đó với cộng đồng doanh nghiệp trong nước- động lực chính của tăng trưởng và các doan nghiệp nước ngoài- những người đang chia sẻ cả rủi ro lẫn lợi ích với kinh tế Việt Nam, Thủ tướng liên tiếp có các cuộc làm việc với các thương vụ, cơ quan đại diện ngoại giao. Tại các cuộc làm việc này, bài toán thị trường, không chỉ tập trung vào các thị trường truyền thống mà còn mở rộng ra các thị trường mới, đã được đặt lên bàn, phân tích, mổ xẻ để tìm cho ra dư địa phát triển.

Kết quả rõ rệt không phải chờ đợi lâu. Xuất nhập khẩu tăng cao ngoạn mục, hàng hóa trong nước dồi dào, cung cầu được cân đối, bảo đảm, nhất là nguyên, nhiên liệu cho sản xuất, kinh doanh và đời sống. An sinh với tinh thần không để ai bị bỏ lại phía sau cho dẫu vẫn còn chưa được như ý muốn nhưng người lao động vẫn gắn bó với doanh nghiệp, thị trường lao động không đóng băng.

Cũng đã bớt đi những âu lo đây đó về sức chống chịu của nền kinh tế.

Những bài học thành công cho cánh buồm kinh tế Việt Nam của năm 2022 và cho cả những năm tới đã được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh tại kỳ họp cuối năm vừa rồi của Quốc hội.

“Thời gian tới, chúng ta tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, nhưng cũng không hoang mang, dao động, ngược lại phải luôn bình tĩnh, tự tin, bản lĩnh, chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành. Nâng cao năng lực phân tích, dự báo; chủ động xây dựng các kịch bản, phương án thích ứng hiệu quả. Kiên định mục tiêu ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chắc chắn, thận trọng, chủ động, linh hoạt”, Thủ tướng nói.

Đó cũng là động lực để chúng ta bước vào năm 2023, một năm vẫn cứ là thử thách khi khó khăn rất có thể còn gay gắt, còn nhiều hơn thuận lợi, trong đó có cả những khó khăn truyền thống. Nhưng đó cũng là cơ hội để thêm tin tưởng, thêm đồng thuận, thêm bứt phá như năm 2022 đã minh chứng cho sức sống mãnh liệt của năng lượng nội sinh đất nước.

Mấy ngày tới đây, Chính phủ sẽ tổ chức hội nghị trực tuyến với các địa phương để tổng kết công tác năm 2022, bàn kế hoạch triển khai các kết luận của Trung ương, Nghị quyết của Quốc hội về phát triển kinh tế xã hội năm 2023. Những tâm thế mới, quyết sách mới để ổn định và phát triển kinh tế xã hội sẽ được đưa ra.

Tất cả đều vì sự phát triển bền vững của đất nước như khẳng định mới đây của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Trong bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục chuyển biến mau lẹ, khó lường, đất nước ta dù còn nhiều khó khăn, nhưng với sự chung sức đồng lòng, quyết tâm cao của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta nhất định sẽ thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, đưa đất nước ta ngày càng phát triển, hùng cường và thịnh vượng, sánh vai cùng các cường quốc năm châu, như mong ước của Chủ tịch Hồ Chí Minh”.

Giữa những cơn gió nghịch của kinh tế thế giới đã sáng lên cánh buồm Việt Nam.

Đọc thêm

Xem thêm