Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
13:00 28/07/2023

Kinh tế tuần hoàn mở đường cho xuất khẩu

Đến nay, nhiều doanh nghiệp thuần Việt đã quan tâm đến áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn, để bảo vệ môi trường, và hướng tới mục tiêu mở rộng thị trường xuất khẩu

Dây chuyền may veston của May 10 tại Hưng Hà, Thái Bình.

Hàng rào kỹ thuật

Kinh tế tuần hoàn là biến rác thải đầu ra của ngành này thành nguồn tài nguyên đầu vào của ngành khác hay tuần hoàn trong nội tại bản thân của một doanh nghiệp. Kinh tế tuần hoàn không chỉ góp phần giảm khai thác tài nguyên, giảm chi phí xử lý chất thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường mà còn là một công cụ khai thác thị trường xuất khẩu.

Tháng 12/2015, Ủy ban châu Âu đã công bố một kế hoạch hành động của Liên minh châu Âu (EU) đối với nền kinh tế tuần hoàn. Kế hoạch hành động tập trung vào các rào cản thị trường đối với các ngành hoặc dòng nguyên liệu như nhựa, chất thải thực phẩm, nguyên liệu thô quan trọng, xây dựng, sinh khối và các sản phẩm dựa trên sinh học… Nhiều nước phát triển khác như Hoa Kỳ, Úc, Vương quốc Anh cũng sử dụng hàng rào kỹ thuật để hạn chế nhập khẩu những mặt hàng không đáp ứng tiêu chuẩn kinh tế tuần hoàn.

Tháng 3/2022, Ủy ban châu Âu đã trình bày đề xuất đối với Chiến lược Dệt may mới của EU, là một phần trong kế hoạch hành động lớn hơn về một nền kinh tế tuần hoàn. Với châu Âu, kinh tế tuần hoàn là một phần của Thỏa thuận Xanh châu Âu nhằm giải quyết các thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu, mất đa dạng sinh học và ô nhiễm môi trường. Đồng thời với Chiến lược Dệt may, Ủy ban châu Âu đã trình bày một bản sửa đổi Quy định thiết kế sinh thái, nhằm đặt ra các yêu cầu pháp lý đối với các nhóm sản phẩm khác nhau, bao gồm cả quần áo và giày dép. Dệt may là một trong những nhóm sản phẩm đầu tiên phải tuân theo các tiêu chí thiết kế sinh thái. Muốn xuất khẩu hàng dệt may vào lục địa này, các sản phẩm phải được thiết kế và sản xuất để chúng có thể sử dụng lâu hơn, có thể được sửa chữa, sau đó được tái sử dụng - nói cách khác, nằm trong một vòng tuần hoàn.

Bà Nguyễn Thanh Ngân, Phó Trưởng ban Đầu tư & Phát triển, Tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex), cho rằng để xuất khẩu bền vững sang EU, các doanh nghiệp dệt may cần xây dựng mục tiêu cụ thể trong chiến lược kinh doanh của đơn vị có tính đến giảm phát thải carbon. Đồng thời, sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên, nguyên liệu tái chế, thiết kế sản phẩm theo hướng tuần hoàn. Tăng cường sử dụng năng lượng sạch, tái tạo, hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch, tiết kiệm năng lượng.

Riêng đối với nhóm hàng nông sản, theo ông Nguyễn Đình Tùng, Chủ tịch Tập đoàn T&T Group chia sẻ, hiện các thị trường nhập khẩu khó tính của Việt Nam như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canada, Trung Quốc… đang hướng tới kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, nông nghiệp xanh; dù chưa đưa ra yêu cầu bắt buộc phải đáp ứng, nhưng doanh nghiệp Việt muốn phát triển xuất khẩu, phải đầu tư ngay, không đợi khi họ ra luật thì lúc đó bắt tay vào làm sẽ chậm, mất cơ hội xuất khẩu. Chủ tịch Tập đoàn T&T Group cho ví dụ, như quy định cà phê không được trồng trên đất rừng. Khi họ ra tiêu chuẩn này doanh nghiệp phải đáp ứng ngay chứ không phải đi chứng minh mất thời gian, gián đoạn cơ hội xuất khẩu.

Doanh nghiệp thuần Việt áp dụng kinh tế tuần hoàn

Đến nay, nhiều doanh nghiệp thuần Việt đã quan tâm đến áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn, để bảo vệ môi trường, vì trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và hướng tới mục tiêu mở rộng thị trường xuất khẩu. May 10, đang chú trọng hơn sử dụng nguồn nguyên vật liệu tự nhiên, nhiên liệu, hóa chất không gây độc hại. Lựa chọn những công nghệ phù hợp với mình; chuẩn bị đầu tư bài bản để đổi mới công nghệ theo các tiêu chí xanh của sản phẩm, tận dụng các nguồn vốn sẵn có và ưu đãi cho đổi mới công nghệ, nhất là công nghệ cao thân thiện môi trường. Sẵn sàng chấp nhận và loại bỏ các công nghệ cũ, đã lỗi thời không đảm bảo chất lượng sản phẩm và gây tổn hại cho môi trường.

Năm 2022, May 10 được trao tặng danh hiệu đơn vị 5 sao "Năng lượng xanh 2022" - danh hiệu cao nhất nhờ đầu tư vào nhiều giải pháp trong sản xuất xanh như tiết kiệm năng lượng, tích hợp điều khiển thông minh cho các hệ thống trong tòa nhà; sử dụng các thiết bị có hiệu suất cao; lắp biến tần cho các động cơ;...  Các hệ thống chiếu sáng, hệ thống điều hòa không khí cũng được điều chỉnh cho phù hợp với các khu vực theo mùa và theo thời gian trong ngày để tránh lãng phí năng lượng mà vẫn đảm bảo hoạt động. Năm 2022, May 10 hoàn thành tốt nhiệm vụ đề ra khi đạt tổng doanh thu 4.500 tỷ đồng, tăng 18,42% so với kế hoạch, tăng 27,93 % so với năm 2021, trong đó, có sự đóng góp quan trọng từ xuất khẩu.

Tập đoàn Điện Quang, nổi tiếng với slogan “Ở đâu có điện, ở đó có Điện Quang” đã đưa sản phẩm của mình xuất khẩu sang 30 quốc gia, trong đó có những thị trường khó tính như Trung Đông, EU và châu Mỹ. Năm 2017, Điện Quang ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược với Tập đoàn Qualcomm và Tập đoàn Amazon Web Services để mang đến các giải pháp công nghệ và ứng dụng mới cho người tiêu dùng trong nền kinh tế tuần hoàn.

Trong năm 2022, Điện Quang chủ động cập nhật, hoàn thiện quy trình, kiểm tra, rà soát và phân loại rác tại đầu nguồn giao cho các đơn vị chuyên trách để xử lý theo đúng quy trình, triển khai áp dụng mô hình tuần hoàn nhằm tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường, cụ thể như:

Đối với nguyên liệu

Liên lục cải tiến thiết kế sản phẩm tiết kiệm nguyên vật liệu, ưu tiên lựa chọn các vật liệu thân thiện môi trường như: Đầu tư nâng cấp công nghệ thiết bị theo hướng tự động hóa cao, tối ưu hóa quy trình thao tác, tăng năng suất lao động và tỷ lệ đạt trên dây chuyền để giảm dần sản phẩm thải bỏ; hoàn thiện chuỗi cung ứng vật tư, bán thành phẩm theo hướng thân thiện môi trường; quy định và kiểm soát chặt chẽ tiêu chuẩn chất lượng vật tư đầu vào, đây là cơ sở cho việc đánh giá, lựa chọn các nhà cung ứng. Công ty luôn chủ động tích cực tìm kiếm nguồn vật tư, vật liệu mới thay thế trên cơ sở đáp ứng các tiêu chí về chất lượng, giá cả, khả năng cung cấp, hạn chế và loại bỏ dần các vật tư, vật liệu chứa các thành phần nguy hại cho sức khỏe con người, an toàn và thân thiện với môi trường hơn. Định hướng tự nghiên cứu sản xuất các vật tư, vật liệu; tìm kiếm các nguồn cung ứng trong nước thay thế và nội địa hóa sản phẩm luôn là nhiệm vụ trọng tâm được Công ty xác định trong nhiều năm qua nhằm nâng cao tính chủ động trong sản xuất và giảm sự lệ thuộc từ nước ngoài.

Xây dựng định mức sử dụng vật tư cụ thể cho từng loại sản phẩm và kiểm soát định kỳ hàng tháng việc sử dụng vật tư của các nhà máy theo mục tiêu giảm dần việc sử dụng lãng phí và tiêu hao. Tái sử dụng một số vật tư từ phế phẩm khi có thể nhằm tiết kiệm vật tư, năng lượng, tận dụng các loại bao bì để chứa các vật tư, bán thành phẩm trong quá trình sản xuất

Đối với năng lượng

Tập đoàn nghiên cứu phát triển nhiều dòng sản phẩm, dịch vụ thông minh, tiện nghi mà vẫn đảm bảo an toàn, tiết kiệm và thân thiện môi trường ứng dụng trong nhiều lĩnh vực dân dụng, thương mại, công nghiệp, nông nghiệp, nuôi trồng và đánh bắt hải sản,…

Xây dựng và kiểm soát chặt chẽ định mức sử dụng nhiên liệu, điện trong sản xuất; triển khai nhiều giải pháp khoa học kỹ thuật và công nghệ; phát động các phong trào thi đua tiết kiệm việc sử dụng nhiên liệu, điện tại các đơn vị trong công ty thông qua các hoạt động cụ thể như: Tận dụng tối đa chiếu sáng tự nhiên trong quá trình sản xuất, thay thế các thiết bị chiếu sáng truyền thống tiêu tốn nhiều năng lượng bằng nguồn sáng LED tiết kiệm điện; bố trí thời gian sản xuất hợp lý, tránh giờ cao điểm; quy định về việc sử dụng máy lạnh hợp lý (nhiệt độ, thời gian đóng mở), tắt hết nguồn điện sau thời gian sản xuất tại một số khu vực vừa đảm bảo an toàn PCCC, vừa tiết kiệm điện; ưu tiên tận dụng tối đa chiếu sáng và thông gió tự nhiên tại khu vực văn phòng, nhà xưởng.

Số liệu năng lượng sử dụng: Năm 2020 sử dụng 38.340 kg gas, đến 2022 còn 30.120 kg gas. Trong cùng thời gian, tiêu thụ điện giảm từ 1.429.170 kWh xuống còn  1.142.524 kWh.

Đối với nước thải

Nước thải sinh hoạt: Để xử lý lượng nước thải phát sinh từ hoạt động vệ sinh của lao động làm việc tại nhà máy, Tập đoàn đã xây dựng và hoàn thành hệ thống xử lý nước thải cục bộ có công suất 140 m3/ ngày đêm để xử lý đạt tiêu chuẩn đấu nối nước thải của Khu Công nghệ Cao TP. Hồ Chí Minh trước khi đấu nối vào hệ thống cống thu gom nước thải của Khu Công nghệ Cao TP. Hồ Chí Minh.

Nước mưa: Tập đoàn xây dựng hệ thống thoát nước mưa tách riêng và đấu nối vào hệ thống thoát nước mưa của Khu Công nghệ Cao TP. Hồ Chí Minh.

Đối với khí thải

Khí thải từ công đoạn hàn chì – sấy, in hiệu được xử lý trước khi thải ra môi trường thông qua hệ thống xử lý khí thải. Hiện nay Tập đoàn đang trong quá trình chuyển đổi sang chì không độc (Chì RoHS) với thành phần không có chì (Sn-Ag-Cu).

Đối với chất thải rắn

Chất thải rắn được phân loại, thực hiện xử lý để thu hồi và tái sử dụng một số loại vật tư, kết hợp với việc thuê các đơn vị có chức năng thu gom – vận chuyển – xử lý theo đúng quy định của Nhà nước. Bên cạnh đó, Tập đoàn còn xây dựng và triển khai các phương án cải thiện và nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, giảm thiểu phát thải và ứng phó các sự cố về môi trường.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, nổi bật nhất là Tập đoàn TH. Các dự án “Chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung công nghệ cao” được triển khai tại Nghệ An, Cao Bằng, An Giang, Hà Giang. Với tôn chỉ “Trân quý Mẹ thiên nhiên”, Tập đoàn TH đặc biệt quan tâm đến công nghệ thu gom, xử lý chất thải và nước thải, nhằm  thống nhất đưa các trang trại và dự án trên cả nước của TH theo hướng kinh tế tuần hoàn, thể hiện ở quy trình sản xuất khép kín “từ đồng cỏ xanh tới ly sữa sạch”. Nhờ đó, các sản phẩm TH True MILK đã đoạt nhiều giải thưởng quốc tế như giải Sản phẩm thực phẩm tốt nhất ASEAN, Giải Vàng, Bạc, Đồng thực phẩm của năm, Giải sản phẩm mới xuất sắc nhất tại World food Moscow 2015, 2016, 2017, 2018 (Liên bang Nga); 3 giải thưởng lớn tại Hội chợ Gulfood Dubai (2016), các giải thưởng sáng tạo tại Hàn Quốc; Giải thưởng Doanh nghiệp trách nhiệm cộng đồng tại Philipine (2018); Giải thưởng Stevie Mỹ (2018)… Các sản phẩm sữa của tập đoàn TH đã có mặt tại nhiều quốc gia trong khu vực như CămPuChia,Philíppin, Trung Quốc.

Không những sản xuất tại Việt Nam, TH còn mang mô hình kinh tế tuần hoàn của mình sang LB Nga, Úc để sản xuất. Năm 2019, TH đã đầu tư nông nghiệp quy mô lớn tại Australia bằng cách mua lại, tiếp quản và phát triển 3 khu trang trại chăn nuôi bò thịt ở phía Bắc và Tây Australia, với vốn đầu tư 130 triệu đô-la Australia (86,57 triệu USD). Trong trong cuộc tiếp đón Đại sứ Úc vào  tháng 3/2023  nhân dịp Việt Nam và Úc kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, bà Thái Hương nhà sáng lập Tập đoàn TH cho biết bà đã trao đổi với Thủ hiến Bắc Úc và kỳ vọng sẽ nhận được sự hỗ trợ để phát triển thêm các dự án nông nghiệp trồng trọt cây lương thực theo hướng organic.

Đọc thêm

Xem thêm