Thị trường hàng hóa
Trên thế giới có nhiều quốc gia đã đưa vào ứng dụng thực tế các trạm phát điện bằng năng lượng sóng biển cung cấp cho các khu dân cư, đặc biệt là các hải đảo xa bờ với công suất phổ biến từ 50 kW, 100 kW, 300 đến 500 kW. Hiện nay đã có trên 30 quốc gia đầu tư nghiên cứ công nghệ khai thác nguồn năng lượng này với kinh nghiệm hơn 20 năm.
Tiềm năng năng lượng sóng biển ở các khu vực trên thế giới là rất khác nhau. Châu Âu là khu vực đi đầu trong việc ứng dụng năng lượng sóng biển với 4 dự án khai thác thương mại. Giá thành điện năng từ năng lượng sóng biển hiện nay đã giảm 80% so với 20 năm vừa qua nhờ những tiến bộ về máy móc thiết bị và tối ưu hóa trong kết cấu khai thác.
Theo kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Biển và Hải đảo, tổng công suất năng lượng sóng thế giới khai thác được mỗi năm là 212 TWh/ năm, chiếm gần 1% tổng giá trị toàn cầu và 90% nhu cầu tiêu thụ điện năng của Việt Nam. Với hơn 3000 km bờ biển, Việt Nam có tiềm năng rất lớn trong việc khai thác năng lượng sóng biển. Tuy nhiên, loại năng lượng tái tạo vô tận này vẫn chưa được quan tâm, đầu tư một cách đúng mức.
Các kết quả nghiên cứu cho thấy năng lượng sóng dọc bờ biển nước ta rất phong phú. Dòng năng lượng trung bình yếu nhất đạt 15kW/m, mạnh nhất là 30 kW/m. Trong đó Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) và vịnh Gành Rái (Bà Rịa – Vũng Tàu) đủ điều kiện để xây dựng nhà máy thủy điện thủy triều. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu áp dụng tuabin kỹ thuật sóng – kỹ thuật điện sóng để vừa thu được nguồn năng lượng lại chống xói lở cho những công trình ven biển.
Sóng biển là nguồn năng lượng vô cùng tiềm năng và vô tận. Giá thành điện năng sản xuất từ nguồn năng lượng này ngày càng giảm nhờ công nghệ khai thác ngày càng tiên tiến, tối ưu. Việt Nam sở hữu điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để đầu tư nghiên cứu, triển khai công tác khai thác nguồn năng lượng đặc biệt này.
Theo giới chuyên gia, năng lượng sóng biển trên lý thuyết Việt Nam có thể trong nhóm 10 nước có tiềm năng năng lượng sóng biển tốt nhất thế giới, nếu sử dụng được điện năng từ sóng biển, đặc biệt khi công nghệ sản xuất điện sóng ngày càng tiến bộ thì điện từ sóng biển sẽ có thể đóng góp vai trò quan trọng trong việc sử dụng năng lượng xanh, đa dạng hóa nguồn năng lượng góp phần trong an ninh năng lượng quốc gia thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.
Rào cản lớn nhất hiện nay đối với điện sóng ở Việt Nam nói chung và điện sóng biển nói riêng, đó là giá thành điện sóng còn cao do vốn đầu tư ban đầu tương đối lớn.
Để phát triển điện sóng biển, tạo điều kiện cho điện sóng biển cạnh tranh được với những nguồn điện khác như thủy điện, nhiệt điện thì cần phải hạch toán đầy đủ các chi phí để đưa vào giá thành của các nguồn điện này. Giá thành thủy điện hiện nay còn rẻ vì chưa tính đến tiền đất chiếm dụng lòng hồ, tiền phá rừng để làm hồ chứa, chi phí phát sinh về xã hội do phải tái định cư…
Trong vài năm gần đây, điện sóng biển mới được triển khai mạnh mẽ. Tuy nhiên do nhu cầu tăng nhanh kết hợp với tiềm năng lớn nên tốc độ phát triển điện sóng biển tăng nhanh ở nhiều nước như Anh, Đan Mạch, Trung Quốc, Bỉ, Đức… Vì vậy, công nghệ khai thác năng lượng sóng trên biển cũng không ngừng phát triển. Ở Việt Nam hiện mới chỉ có các công trình nghiên cứu đánh giá tiềm năng khai thác sử dụng năng lượng sóng biển trên lý thuyết, chứ chưa có một công trình cụ thể nào.
Nước ta có tiềm năng rất lớn về năng lượng tái tạo nhưng cho tới nay vẫn chưa có những nghiên cứu đầy đủ, cụ thể và chính xác rằng tiềm năng đó là bao nhiêu, khả năng khai thác và sử dụng đến mức độ nào.
Chính vì vậy cần tăng cường đầu tư cho những nghiên cứu cơ bản về năng lượng tái tạo để có số liệu đầy đủ, hệ thống và tin cậy về tiềm năng khai thác, sử dụng năng lượng tái tạo cho phát điện cho từng vùng, miền ở Việt Nam
Ngoài ra, cần thành lập trạm quan trắc đo các thông số kỹ thuật về sóng biển (ven bờ, ngoài khơi) như tốc độ, mật độ…. Bộ số liệu về sóng biển cấp quốc gia tại Việt Nam hiện nay là chưa có, cần nghiên cứu về định hướng trang thiết bị, đào tạo nguồn nhân lực, và giao cơ quan chủ trì thực hiện đo sóng và công bố bộ số liệu về gió hàng năm phục vụ việc khai thác và sử dụng năng lượng sóng biển hiệu quả nhất.
Năng lượng tái tạo đang dần chiếm tỷ trọng đáng kể trong hệ thống năng lượng của nước ta, mặt khác với tính đa dạng và phân tán, chưa có chính sách cụ thể, chưa có cơ quan chuyên trách quản lý phát triển, nên năng lượng tái tạo ở nước ta thời gian qua phát triển chậm. Cụ thể, cần đưa ra các mốc thời gian cho từng bước, từng giai đoạn và đề xuất các đơn vị tham gia xây dựng đề án khả thi. Nên ưu tiên mô hình nguồn điện tập trung có lưới tải và phân phối điện mini 220V-50Hz.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm