Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
10:09 02/12/2022

Indonesia, Ấn Độ đang nổi "như cồn", khiến FDI đăng ký mới vào Việt Nam giảm mạnh

Theo nhận định của chuyên gia, việc FDI đăng ký mới vào Việt Nam giảm 5% không phải là do Việt Nam kém hấp dẫn, mà là do các đối thủ đang mạnh lên.

Trong vài năm trở lại đây, vốn đầu tư nước ngoài (FDI) luôn là điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam. Ngay cả trong bối cảnh đại dịch COVID-19 bùng phát trong 2 năm (2020 - 2021), FDI của Việt Nam vẫn có đà tăng rất mạnh. Tuy nhiên, trong năm 2022, dòng vốn FDI có xu hướng chững lại.

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê (GSO), tính đến ngày 20/11, tổng vốn FDI vào Việt Nam tính đến ngày 20/11/2022 đạt 25,14 tỷ USD, giảm 5% so với cùng kỳ năm trước.

Theo nhận định của chuyên gia, việc FDI đăng ký mới vào Việt Nam giảm 5% không phải là do Việt Nam kém hấp dẫn, mà là do các đối thủ đang mạnh lên và cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam.

Tổng tổng vốn FDI đăng ký mới, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục giữ vị trí “quán quân” trong thu hút FDI với số vốn đăng ký đạt 6,52 tỷ USD, chiếm 56,6% tổng vốn đăng ký cấp mới; sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 2,1 tỷ USD, chiếm 18,2%; các ngành còn lại đạt 2,9 tỷ USD, chiếm 25,2%.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, sự sụt giảm của dòng vốn FDI đăng ký trong năm 2022 không đáng lo ngại.

Bởi, vốn FDI đang được giải ngân tại Việt Nam lại có xu hướng tăng mạnh. Tính đến cuối tháng 11/2022, vốn FDI đang thực hiện tại Việt Nam ước đạt 19,68 tỷ USD, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 11 tháng trong 5 năm qua.

Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 15,52 tỷ USD, chiếm 78,8% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1,44 tỷ USD, chiếm 7,3%; sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 1,43 tỷ USD, chiếm 7,3%.

Bên cạnh đó, lượng nhà đầu tư điều chỉnh tăng vốn đầu tư cũng tăng mạnh. Tính đến hết tháng 11, có 994 lượt dự án điều chỉnh vốn, tăng 13,3% so với cùng kỳ. Tổng vốn đăng ký tăng thêm 9,4 tỷ USD, tăng 23,3% so với cùng kỳ.

Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch - Đầu tư nhận định: Việc vốn điều chỉnh tiếp tục duy trì đà tăng trưởng là tín hiệu khẳng định niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài đối với nền kinh tế, môi trường đầu tư của Việt Nam.

Trong khi đó, trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo và Công luận, ông Nguyễn Minh Cường, Kinh tế trưởng ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) cho biết: Trong mắt của các nhà đầu tư ngoại, Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn trên thế giới.

Thứ nhất, Việt Nam là quốc gia có dân số trẻ, hơn 100 triệu người, đi kèm theo đó thu nhập của người Việt ngày càng tăng. Do đó, Việt Nam là một thị trường rất tiềm năng, mà bất kỳ nhà đầu tư nào cũng không thể bỏ qua.

Thứ hai, Việt Nam có rất nhiều chính sách hấp dẫn, “trải thảm đỏ”  cho các nhà đầu tư ngoại. Một loạt các ưu đãi về thuế, tiền thuê đất đều rất hấp dẫn. Và cuối cùng, chính trị Việt Nam ổn định.

“Nhiều khi các ưu đãi này cũng là tác hại đối với nền kinh tế Việt Nam, như câu chuyện nhiều công ty nước ngoài, tránh thuế, né thuế chẳng hạn,... Nhưng dù sao, mặt tích cực vẫn đang nhỉnh hơn, nhất là việc tạo công ăn việc làm cho hàng triệu người”, ông Cường nói.

Nhìn vào con số vốn FDI đăng ký mới giảm 5%, ông Cường phân tích: Điều này chứng tỏ, chỉ tính riêng trong khu vực châu Á, rất nhiều thị trường khác đang nổi lên rất mạnh mẽ, như Indonesia, Malaysia, đặc biệt là Ấn Độ đang rất “hot” không hề kém cạnh nếu so với Trung Quốc.

“Đây đều là các đối thủ cạnh tranh vốn FDI trực tiếp đối với Việt Nam, và điều này đã ảnh hưởng ít nhiều tới quyết định đầu tư của các nhà đầu tư ngoại. Do đó, việc dòng vốn FDI đăng ký mới giảm, không phải là Việt Nam đang kém hấp dẫn, mà là do các đối thủ đang mạnh lên, họ đưa ra nhiều chính sách hấp dẫn, ưu đãi hơn để thu hút vốn ngoại”, ông Cường phân tích.

Cũng theo chuyên gia của ADB, điểm mạnh lớn nhất của Việt Nam đó là nền chính trị ổn định. Nhưng nếu so với các chỉ số khác trong môi trường kinh doanh, rõ ràng Việt Nam có phần thua thiệt.

“Do đó, để tạo ra sức hút để đón làn sóng FDI mới, Việt Nam cần phải cải thiện môi trường kinh doanh, cắt giảm bớt các thủ tục đầu tư,... Điều này sẽ giúp Việt Nam tiếp tục nổi bật trong cuộc đua FDI trong khu vực”, ông Cường nhấn mạnh.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm