Thị trường hàng hóa
Hàng hóa của Việt Nam đã vươn tới nhiều thị trường khó tính nhờ tận dụng các Hiệp định thương mại tự do (FTA) được ký kết. Song để nâng cao thị phần, tiến sâu vào chuỗi cung ứng thì cần nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó việc đáp ứng các tiêu chuẩn ngày càng cao của nhà nhập khẩu là yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công của doanh nghiệp. Để đẩy mạnh xuất khẩu theo hướng liên kết để vào chuỗi cung ứng toàn cầu, doanh nghiệp cần chớp cơ hội giao thương với các tập đoàn bán lẻ, tiến sâu chuỗi cung ứng.
Doanh nghiệp (DN) phải thực hiện đồng bộ giải pháp từ sản xuất đến phân phối, tiêu thụ theo hướng đáp ứng các quy định về chất lượng, quy trình sản xuất… nước sở tại.
Về vấn đề này, ông Tạ Hoàng Linh - Vụ trưởng Vụ thị trường châu Âu – châu Mỹ (Bộ Công thương) cho rằng, các địa phương cần phát huy vai trò, tập trung hỗ trợ nhiều hơn cho các sản phẩm có thế mạnh, lựa chọn một số thị trường thực sự có tiềm năng và tập trung vào một số doanh nghiệp đầu tàu để từ đó làm động lực cho ngành hàng xâm nhập sâu hơn vào hệ thống phân phối nước ngoài.
Xuất khẩu hàng hóa thông qua hệ thống phân phối ở nước ngoài đã được triển khai mạnh mẽ trong năm 2022. Thông qua các kênh phân phối lớn, hàng hóa Việt Nam, đặc biệt là nông sản đã lên kệ các siêu thị lớn tại Pháp, Australia, Nhật Bản, Thái Lan... Hàng hóa được bày bán đều là nông sản nổi tiếng của Việt Nam như: vải thiều, thanh long, chuối, nước mắm... và tuân thủ nghiêm ngặt quy định về chất lượng sản phẩm.
Trong những năm gần đây, các sản phẩm của Việt Nam đã được cải tiến hơn rất nhiều so với trước. Hàng Việt Nam được ghi nhận có chất lượng tốt, giá thành hợp lý, nhất là đối với các mặt hàng thực phẩm tươi sống, được người tiêu dùng thế giới ưa chuộng.
Để tham gia thành công hơn vào chuỗi cung ứng, các DN cần cải thiện hơn nữa về thương hiệu và logistics, để người tiêu dùng biết đến và tin tưởng sản phẩm hơn, đồng thời tiếp cận đúng đối tượng khách hàng, đúng nơi, đúng lúc và đúng số lượng họ cần.
Tag
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm