Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
20:00 03/09/2022

Hai yếu tố sẽ ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Việt Nam trong tháng 9

Trong tháng 9, kinh tế Việt Nam đang “nín thở” chờ đợi hai sự kiện lớn là cuộc họp tháng 9 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và việc room tín dụng sắp được điều chỉnh. Đây là hai sự kiện được đánh giá sẽ tác động nhiều đến chính sách tiền tệ và toàn nền kinh tế nói chung.

Fed điều chỉnh lãi suất vào tháng 9 

Tại cuộc họp gần nhất, Chủ tịch Fed Jerome Powell đã cảnh báo rằng để kìm đà lạm phát kinh tế Mỹ có thể sẽ phải "đau đớn hơn" đã càng làm dồn thêm sự chú ý vào cuộc họp của cơ quan này vào tháng 9 tới đây. Nền kinh tế Việt Nam dường như cũng đang chờ đợi cuộc họp này. Bởi, nếu Fed tiếp tục tăng lãi suất, dẫn đến cuộc đua tăng lãi suất của các Ngân hàng Trung ương trên thế giới và điều này sẽ tạo áp lực tỷ giá và lãi suất trong nước.  

Kết quả khảo sát các chuyên gia kinh tế của cho thấy, Fed có thể nâng lãi suất thêm 50 - 75 điểm cơ bản, trong bối cảnh triển vọng lạm phát Mỹ đã đạt đỉnh và lo ngại suy thoái kinh tế gia tăng. USD trên thế giới tăng, thì cung cầu ngoại tệ trong nước cũng có dấu hiệu mất cân bằng khiến Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phải bán ra ngoại tệ để ổn định tâm lý thị trường. 

Ảnh minh hoạ 

Đà tăng trở lại của USD trên thị trường quốc tế rõ ràng đã có phần ảnh hưởng đáng kể đến diễn biến tỷ giá trong nước. Chỉ số USD Index sau khi điều chỉnh giảm trong nửa cuối tháng 7 và gần nửa đầu tháng 8/2022, nay đã tăng 4%. Đây là đỉnh cao mà chỉ số này đạt được từ đầu năm đến nay và cũng là vùng giao dịch cao nhất ghi nhận được trong hơn hai thập niên trở lại đây.

Thế nhưng, trong khi hầu hết các đồng tiền khác giảm giá mạnh so với USD (tính từ đầu năm đến nay, EUR mất giá hơn 12% so với USD), thì VND mất giá không đáng kể so với USD. Trên thực tế từ tháng 6 đến nay, NHNN vẫn liên tục và đều đặn sử dụng các công cụ để hút - bơm tiền trên thị trường để điều tiết thanh khoản tiền đồng trong hệ thống từ đó phần nào giảm bớt áp lực lên tỷ giá.

Bên cạnh đó, cơ quan quản lý cũng bán đô la từ nguồn dự trữ để giảm bớt phần nào căng thẳng cung cầu trên thị trường. Tuy nhiên, chuyên gia Công ty Chứng khoán SSI nhận định, áp lực lên tiền đồng vẫn tương đối lớn khi nguồn cung ngoại tệ trong năm nay không còn quá tích cực như kỳ vọng, trong khi đó đồng USD vẫn đang có xu hướng mạnh lên. 

Mới đây, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cũng dự báo lạm phát kỳ vọng 1 năm tới vẫn còn rất cao, lộ trình tăng lãi suất của Fed có thể chậm lại nhưng cũng không hẳn sẽ chấm dứt trong năm 2023. Theo VDSC, NHNN đã bán ra khoảng 7 tỷ USD để cân đối cung/cầu ngoại tệ trong 5 tháng đầu năm nay. Dự trữ ngoại hối của Việt Nam hiện tại khoảng hơn 100 tỷ USD, tương đương 3,1 tháng nhập khẩu.

NHNN điều chỉnh room tín dụng 

Hạn mức tăng trưởng tín dụng “room” là vấn đề liên tục "nóng" trong thời gian qua khi nhiều ngân hàng đã sử dụng hết số được cấp ngay từ những quý đầu năm dẫn đến tình trạng dư vốn nhưng không thể cho vay mới. Trong khi đó quý III là mùa cao điểm sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hóa nhưng khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp vẫn chật vật bởi room bị hạn chế. 

Nhiều doanh nghiệp khác thì bị ngân hàng từ chối cho vay với lý do "hết hạn mức tăng trưởng tín dụng". Trước tình hình căng thẳng room tín dụng của các ngân hàng, tuần trước, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, muộn nhất trong tuần này sẽ thông báo tăng trưởng tín dụng phần còn lại của năm nay (trong tổng hạn mức tăng trưởng tín dụng 14% của năm 2022). 

Theo SSI, dự báo room tín dụng sẽ được phân bổ thêm 3 - 5%, tương đương khoảng 457.000 tỷ đồng. Còn nhóm phân tích VDSC nhận định, áp lực nới room tín dụng đang mạnh nên NHNN có thể phải linh hoạt hơn trong việc cấp thêm hạn mức tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng. 

Ảnh minh hoạ 

Số liệu từ NHNN cho thấy, tính đến giữa tháng 8, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đã đạt 9,62% so với cuối năm 2021, không thay đổi nhiều so với số liệu tăng trưởng vào cuối tháng 6 và 7. Ở góc nhìn chuyên gia, nhiều ý kiến cho rằng NHNN cần xem xét nới room để đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế năm nay.  

Các chuyên gia cho rằng, NHNN chưa lỏng tay với room tín dụng vì còn lo ngại hai vấn đề là lạm phát và thanh khoản hệ thống ngân hàng. Theo đó, các ngân hàng thương mại có tỷ lệ an toàn vốn cao, quản trị rủi ro tốt, nhận lại ngân hàng 0 đồng và danh mục cho vay tập trung vào các ngành nghề ưu tiên sẽ được phân bổ thêm hạn mức tăng trưởng tín dụng. 

Từ nguồn lực đó thì các ngân hàng có thể tiếp tục cho vay ra nền kinh tế, khơi thông dòng vốn. Đây là những yếu tố tích cực, góp phần giúp Việt Nam tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô trong quý III và thời gian sắp tới. Đồng thời điều này cũng sẽ có tác động đến dòng tiền trên thị trường chứng khoán trong thời gian tới.

 

Đọc thêm

Xem thêm