Thị trường hàng hóa
UBND TP Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 239/KH-UBND về công tác chuyển đổi số, xây dựng TP Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Trong đó, về chính quyền số, đến năm 2025 Hà Nội đặt chỉ tiêu 100% cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ 24/7; 100% dịch vụ công trực tuyến toàn trình đủ điều kiện được tích hợp trên Cổng dịch vụ công quốc gia; 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình…
Về kinh tế số, đến năm 2025 tỷ trọng kinh tế số trong GRDP thành phố đạt khoảng 30%, tỷ lệ thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt hơn 10%, hơn 80% doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử…
Trong phát triển xã hội số, Hà Nội cũng đặt mục tiêu đến năm 2025, 80% dân số trưởng thành có điện thoại thông minh, 90% hộ gia đình được phủ mạng internet băng thông rộng cáp quang…
UBND TP yêu cầu tiếp tục triển khai theo hướng tổng thể, đồng bộ, bảo đảm kết nối và chia sẻ dữ liệu số theo quy định; không phát triển các ứng dụng nhỏ lẻ, dùng riêng của một đơn vị; kế thừa các kết quả triển khai xây dựng chính quyền điện tử theo đúng quy định của TP từ giai đoạn trước.
Đồng thời, không đầu tư trùng lặp với các nội dung xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin, các nền tảng dùng chung, các hệ thống thông tin chuyên ngành, ứng dụng, dịch vụ đã được các bộ, ngành triển khai.
Để phát triển kinh tế số, Hà Nội nói riêng, Việt Nam nói chung cần xây dựng thể chế số, hạ tầng số và niềm tin số. Kinh tế số phải dựa trên đổi mới sáng tạo số, phải tích hợp kinh tế số vào mọi ngành, mọi lĩnh vực.
Phát triển kinh tế số phải dựa trên 3 trụ cột, gồm: quản trị số; khai thác dữ liệu để tạo ra giá trị cho nền kinh tế; phát triển các các lực lượng sản xuất liên quan đến kinh tế số, trong đó lõi là công nghiệp ICT chiếm 20-30% và còn lại 70-80% là kinh tế số ngành, được sinh ra là do chuyển đổi số các ngành.
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm