Thị trường hàng hóa
Dữ liệu từ KPMG cho thấy, riêng tại thị trường Việt Nam, trong 10 tháng đầu năm 2022, tổng giá trị M&A đạt 5,7 tỷ USD, giảm 35,3% so với cùng kỳ năm 2021.
Trong đó, Singapore là nước dẫn đầu các giao dịch xuyên quốc gia với khoảng 1,2 tỷ USD, tiếp đến là Mỹ (570 triệu USD) và Hàn Quốc (370 triệu USD).
Tương tự năm 2021, các giao dịch tiếp tục được dẫn dắt bởi các doanh nghiệp Việt Nam với giá trị hơn 1,3 tỷ USD. Các ngành, lĩnh vực chính thu hút nhiều khoản đầu tư gồm tiêu dùng (1,2 tỷ USD), bất động sản (gần 1 tỷ USD), công nghiệp (800 triệu USD). Ngành năng lượng nếu xét về tăng trưởng giá trị, đạt gần 600 triệu USD, tăng khoảng 6 lần so với cả năm 2021.
Tổng vốn đầu tư vào các thương vụ M&A cũng giảm từ 11 tỷ USD năm 2021 xuống còn 5,7 tỷ USD trong 10 tháng 2022. Giá trị trung bình trong mối thương vụ cũng giảm từ 31 triệu USD xuống còn 16,5 tiệu USD. Đây là một bước đi xuống của thị trường M&A Việt Nam.
KPMG cũng chỉ ra ba điểm tích cực đối với kinh tế Việt Nam cũng như hoạt động M&A trong thời gian tới. Thứ nhất là làn sóng chuyển đổi số, bao gồm cả đổi mới sáng tạo và sử dụng công nghệ. Việc này tạo ra cơ hội cho ngành bán lẻ, e-payment,...
Xu hướng thứ hai có tác động tích cực đến hoạt động M&A là sự tăng trưởng của tầng lớp trung lưu, hiện nay chiếm khoảng 16% toàn bộ dân số Việt Nam. Qua đó, cũng cấp một thị trường lớn cho nhà đầu tư nước ngoài và cũng lý giải tại sao họ lại quan tâm đến lĩnh vực bán lẻ. Sắp tới trong ngành dịch vụ tài chính, KPMG dự kiến ngành ngân hàng bán lẻ sẽ phát triển rất mạnh. Như vây, những dịch vụ này sẽ thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài.
Cuối cùng là xanh hoá nền kinh tế với cam kết của Việt Nam đến năm 2025 sẽ đưa khí thải carbon về 0, do đó nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến các nhà máy điện xanh tại Việt Nam.
Về xu hướng tiêu cực đối với thị trường, Việt Nam đang đi từ một nền kinh tế thừa tiền sang nền kinh tế thiếu tiền. Lãi suất của Fed trong tháng 11 sẽ tăng thêm 0,75 điểm %, thấng 12 có thể tăng thêm 0,5 điểm % hoặc hơn. Như vậy , lãi suất đang có xu hướng đi lên và ảnh hưởng đến nhiều nước, Việt Nam không ngoại lệ.
Lãi suất huy động của Việt Nam đã lên đến 9-10%/năm cho thấy chúng ta đang bước vào nền kinh tế mà tất cả các nguồn vốn đều khó khăn, việc vay tiền cho hoạt động M&A cũng không còn dễ dàng như trước.
Bên cạnh đó, nền kinh tế Việt Nam đang bước vào giai đoạn gặp rất nhiều biến động và rủi ro khiến các nhà đầu tư ngần ngại trong việc đầu tư. Trong năm 2023-2024, thị trường sẽ gặp phải làn sóng tương đối trầm lắng, nhưng lại là cơ hội cho các nhà đầu tư tiềm năng thực hiện mua các dự án hấp dẫn.
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm