Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
21:00 16/02/2023

Động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ không ảnh hưởng quá lớn đến xuất nhập khẩu giữa hai quốc gia

Thảm họa động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria khiến cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp ở nước sở tại gần như bị đình trệ hoàn toàn.

Động đất không ảnh hưởng quá lớn đến tình hình xuất nhập khẩu chung giữa hai nước

Theo Cơ quan Ứng phó thảm họa và tình huống khẩn cấp Thổ Nhĩ Kỳ (AFAD), tính đến hết ngày 13/2/2023, hai trận động đất kép 7,7 độ và 7,6 độ xảy ra làm rung chuyển 10 tỉnh phía đông nam Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 6/2 vừa qua đã cướp đi mạng sống của gần 32 nghìn người dân nước này, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của gần 20 triệu người.

Ngay sau khi xảy ra thảm họa, hơn 80 quốc gia đã cử hơn 9.000 nhân viên cứu hộ sang hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó riêng Việt Nam đã cử 2 đoàn cứu hộ từ Bộ Công an và Bộ Quốc phòng để tham gia hỗ trợ tìm kiếm, cứu nạn cho Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo ông Nguyễn Hữu Trường - Phụ trách Thương vụ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ, thảm họa động đất xảy ra khiến cho nhiều hoạt động của Thương vụ tạm thời bị đình trệ do một số cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp sở tại đã tạm ngưng các hoạt động thường ngày nhằm tập trung các nguồn lực cho việc hỗ trợ, ứng cứu các địa phương xảy ra thảm họa. Tuy nhiên, các hoạt động thông tin thị trường cũng như kết nối giao thương với các doanh nghiệp nằm ngoài vùng ảnh hưởng vẫn tiếp tục diễn ra như bình thường.

Lực lượng cứu hộ thảm hoạ động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ, Syria

Số liệu thống kê cho biết, trong năm 2022, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và 10 tỉnh ảnh hưởng bởi động đất khoảng 72,2 triệu USD, chiếm hơn 3,5% tổng kim ngạch thương mại hai nước, trong đó có một số tỉnh như Gaziantep, Adana, Karamanmaraş, Diyabakır, Hatay có nhiều đối tác thương mại truyền thống của Việt Nam.

"Thảm họa động đất khiến cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp này gần như bị đình trệ hoàn toàn, dự kiến sẽ gây ảnh hưởng lớn đến công tác xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và khu vực kể trên, tuy nhiên sẽ không ảnh hưởng quá lớn đến tình hình xuất nhập khẩu chung giữa hai nước" - ông Trường chia sẻ.

Nên hạn chế giao dịch với các đối tác trong vùng bị ảnh hưởng bởi động đất

Trước bối cảnh này, Thương vụ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ khuyến nghị, đối với các doanh nghiệp đã và đang giao dịch với các đối tác Thổ Nhĩ Kỳ tại khu vực bị ảnh hưởng động đất, doanh nghiệp nên có sự trao đổi thông tin với đối tác để nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của họ nhằm có biện pháp thương thảo, ứng phó trong trường hợp bị ảnh hưởng tới việc giao thương hàng hóa và thanh toán.

Đối với các doanh nghiệp khác, các công tác khai thác thị trường và tìm đối tác mới tại Thổ Nhĩ Kỳ có thể triển khai bình thường. Tuy nhiên, Thương vụ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ kiến nghị hạn chế giao dịch với các đối tác trong vùng bị ảnh hưởng bởi động đất, nên chuyển hướng tìm các đối tác mới tại Thổ Nhĩ Kỳ để giảm thiểu rủi ro trong quá trình giao dịch. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam nên chủ động tích cực tham gia các triển lãm, hội chợ chuyên ngành tại Thổ Nhĩ Kỳ để có thể tìm kiếm các đối tác mới, tiềm năng với doanh nghiệp.

Da giày là một trong những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Thổ Nhĩ Kỳ

Về phía doanh nghiệp, Thương vụ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định luôn sẵn sàng hỗ trợ và đồng hành cùng các doanh nghiệp Việt Nam trong việc nghiên cứu tìm hiểu về thị trường Thổ Nhĩ Kỳ bao gồm thông tin các ngành hàng, các quy định cập nhật về xuất nhập khẩu hàng hóa của nước sở tại, giới thiệu và xác minh các đối tác giao dịch tại địa bàn.

Song song với đó, Thương vụ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục triển khai một số hoạt động như chủ động, tích cực tham gia các hội chợ, triển lãm trên địa bàn để giới thiệu, quảng bá về Việt Nam và tìm kiếm cơ hội xuất khẩu các sản phẩm tiềm năng của Việt Nam tới đối tác sở tại; phối hợp với các cơ quan, hiệp hội liên quan để tổ chức các buổi hội thảo ở một số địa phương tại Thổ Nhĩ Kỳ nhằm kết nối giao thương với các doanh nghiệp bản địa.

Thương vụ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ kỳ vọng có thể tiếp tục đẩy mạnh xuất nhập khẩu các mặt hàng truyền thống, khai thác thêm được thị trường tiềm năng đối với các mặt hàng mới, từ đó duy trì và thúc đẩy kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ trong thời gian tới.

Tiếp tục thông tin liên quan tới công tác bảo hộ công dân và hỗ trợ cứu hộ, cứu nạn trong trận động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, trong ngày 13 và 14/2/2023, Đại sứ quán Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ và Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria đã chuyển thư thăm hỏi và thông báo cho chính quyền sở tại về quyết định viện trợ 100.000 USD cho mỗi nước của Chính phủ Việt Nam.

 

Đọc thêm

Xem thêm