Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
17:10 15/07/2022

Đổi mới sáng tạo thông qua việc "bắt tay" startup của các DN lớn

Thời gian gần đây, các doanh nghiệp (DN) lớn đang có xu hướng tìm kiếm, bắt tay với những đơn vị bên ngoài thông qua việc đầu tư vào các startup có giải pháp tương tự với DN/lĩnh vực. Việc này giúp các DN đổi mới sáng tạo (ĐMST) và giải quyết các vấn đề mình gặp phải, thay vì tự giải quyết

Xu hướng ĐMST của Việt Nam đã gần như bắt kịp với thế giới

Chia sẻ về hệ sinh thái ĐMST ở Việt Nam, ông Nhật Nguyễn, đồng sáng lập kiêm CEO Otrafy, Quán quân Techfest Việt Nam 2021 cho biết, xu hướng ĐMST ở Việt Nam đang gần như bắt kịp với thế giới. Như tại Úc - nơi ông Nhật Nguyễn gắn bó nhiều năm, xu hướng này cũng mới chỉ nhắc đến từ những năm 2015. 

Lý giải về xu hướng ĐMST ở Việt Nam, ông Nhật Nguyễn khẳng định, trước đây, các DN lớn thường quen với việc tự đi tìm giải pháp cho những vấn đề mình gặp phải, thay vì chia sẻ. Nhưng hiện nay, việc này đang thay đổi. Khi mà 2 năm vừa qua, cùng với các chính sách về chuyển đổi số (CĐS), cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0… của cơ quan quản lý, các DN thấy rằng họ cần phải thay đổi, không thể làm mãi theo cách truyền thống.

Việc ĐMST mở trong các DN lớn thường có hai hướng đi theo tuần tự: một là nội bộ tạo điều kiện để đội ngũ được sáng tạo nhiều hơn; hai là tìm kiếm những dự án, giải pháp bên ngoài để áp dụng vào công ty. 

Với hướng đầu tiên, các giải pháp thường không mang tính đột phá nhiều bởi mọi người quá quen với môi trường. Còn với hướng thứ hai, khi làm việc với những người bên ngoài sẽ phải mất thời gian để xây dựng lòng tin, từ đó mới có thể có được các giải pháp đột phá. Đối với hướng đi này, điều kiện quan trọng nhất là DN phải sẵn sàng cũng như các startup có đủ năng lực để làm việc. 

Tuy nhiên, ông Nhật Nguyễn cho rằng, để DN chuẩn bị sẵn sàng sẽ phải mất rất nhiều thời gian, kể cả với các công ty nước ngoài, không phải chỉ hô khẩu hiệu là hôm sau đã sẵn sàng. Nguyên nhân là trong nội bộ DN có rất nhiều thứ cần phải thay đổi. Do những người làm trong DN, nhất là các đơn vị lớn, thường muốn có một cuộc sống, công việc ổn định từ ngày này qua ngày khác. Còn nếu muốn ĐMST thì phải có sự xáo trộn.

Để dẫn chứng, ông Nhật đã kể lại quãng thời gian làm việc ở Ngân hàng quốc gia Úc, lúc đó họ mới mở một lab dành cho những người trong DN có thể tự do chia sẻ ý tưởng, tạo ra một vườn ươm DN. Họ phải mất vài năm để vườn ươm này thực sự chạy được, và ra được những kết quả đầu tiên. Đó là bước đầu tiên, bước đệm để sau đó có thể làm việc chung với một giải pháp từ một startup bên ngoài, không liên quan đến DN mình.

Thương vụ mua bán và hợp tác (M&A) giữa FPT và Base.vn là một ví dụ tiêu biểu cho xu hướng doanh nghiệp lớn tìm kiếm các giải pháp đổi mới sáng tạo bên ngoài thông qua đầu tư.
Thương vụ mua bán và hợp tác (M&A) giữa FPT và Base.vn là một ví dụ tiêu biểu cho xu hướng doanh nghiệp lớn tìm kiếm các giải pháp đổi mới sáng tạo bên ngoài thông qua đầu tư.

Rủi ro nào khi bắt tay với startup trong việc ĐMST?

Ở Việt Nam, ông Nhật Nguyễn cho rằng, các DN vẫn đang ở bước đầu tiên, làm quen với những ĐMST trong nội bộ, mặc dù việc có được ý tưởng hay để trong nội bộ thay đổi đã là rất khó, nhưng đây là điều cần thiết đầu tiên để có thể thúc đẩy ĐMST trong DN. 

"Bước tiếp theo tôi hy vọng sẽ đạt được trong một vài năm tới là các DN sẽ bắt đầu tin tưởng ý tưởng từ bên ngoài và áp dụng trong công ty", ông Nhật Nguyễn bày tỏ.

Mặc dù vậy, đây sẽ là một việc làm khó khăn vì sự tin tưởng này sẽ mất rất nhiều thời gian. Do đó, để thúc đẩy quá trình này, phải chia sẻ nhiều câu chuyện thành công mà các công ty Việt Nam phối hợp với startup để xây dựng hệ thống ĐMST. Mặc dù khi làm việc với startup cũng gặp những rủi ro nhất định, khi họ có thể biến mất trong một vài năm. Nhưng đây là điều mà các DN nước ngoài cũng gặp phải và họ chấp nhận những rủi ro này. 

"Quan trọng nhất khi phối hợp với startup là sẵn sàng cùng nhau thực hiện và chấp nhận rủi ro. Đồng thời, cần có sự quản trị rủi ro để có thể đảm bảo sự tiếp nối công việc", ông Nhật Nguyễn chia sẻ thêm

Còn với startup, các nhà sáng lập cũng phải tính đến những phương án quản trị những rủi ro tương tự, vì nhiều công ty khởi nghiệp (startup) cứ cố gắng làm mà không suy nghĩ đến tương lai lâu dài. Đó là cách 2 bên tạo môi trường tốt để có thể tiến hành ĐMST một cách hiệu quả.

Cùng quan điểm, ông Nguyễn Hải Triều, người sáng lập kiêm CEO PrimeData cho biết, trong thời đại hiện nay, việc liên minh giữa các DN, giữa các ngành rất quan trọng. Vì nó sẽ giúp DN phát triển nhanh hơn, đi vào thị trường sớm hơn. Việc DN tìm kiếm các giải pháp hoặc liên minh với các đối tác sẽ giúp xây dựng mô hình kinh doanh/vận hành bền vững, tăng trưởng tốt hơn. Hay nói một cách khác, việc ĐMST của các DN sẽ giúp họ tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Như trong ngành chăm sóc sức khoẻ (healthcare), ngành bán lẻ, trong ngành sản phẩm…, việc tìm đến hệ sinh thái bên ngoài (externel ecosystem) để có thể liên minh và hỗ trợ nhau phát triển là rất quan trọng và các công ty đều cần phải có. Vì vậy, việc DN có bản đồ hệ sinh thái và các giải pháp khởi nghiệp đã thành công, có sẵn trên thị trường là một điều rất quan trọng. Điều này sẽ giúp tạo ra một tầm nhìn dài hơn. Từ đó giúp các nhà lãnh đạo có quyết định sáng suốt trong việc phát triển DN. 

"Đối với những DN lớn, họ cũng có xu hướng đầu tư vào các công ty khởi nghiệp có giải pháp tương tự họ hoặc hoàn thành, bổ sung hệ sinh thái của tập đoàn họ", ông Triều nhấn mạnh.

Ngoài ra, với những điều khó lường đang xảy ra hiện nay, nhất là trong bối cảnh dịch COVID-19, đã khiến các DN chú ý hơn trong việc duy trì năng lực nội tại để phát triển bền vững. Đặc biệt, các DN đang hướng sang giai đoạn cạnh tranh với chính bản thân mình thay vì cạnh tranh lẫn nhau như trước. Để từ đó có khả năng đề kháng với các yếu tố ngoại cảnh khó lường trong giai đoạn VUCA (Volatility - sự biến động, Uncertainty - sự không chắc chắn, Complexity - sự phức tạp, Ambiguity - sự mơ hồ) hiện tại.

Khi được hỏi về những xu hướng sẽ phát triển, ông Triều khẳng định, căn cứ vào nhu cầu của xã hội, người tiêu dùng thì healthcare và fintech sẽ là hai lĩnh vực rất quan trọng, được chú trọng nhất trong giai đoạn tiếp theo. Với hai lĩnh vực này, những giải pháp liên quan đến doanh nghiệp như sử dụng dữ liệu trí tuệ nhân tạo (AI) trong việc ra quyết định, hỗ trợ trải nghiệm khách hàng. "Việc tạo tăng trưởng dựa trên việc ứng dụng dữ liệu rất quan trọng trong thời gian tới", ông Triều kết luận.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm