Thị trường hàng hóa
Theo Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report), nhóm doanh nghiệp trong các ngành trọng điểm như thực phẩm, đồ uống, bán lẻ, bao bì… đã có những cải thiện về tăng trưởng trước tác động tích cực từ những chính sách, giải pháp của Chính phủ thời gian qua.
Các doanh nghiệp tập trung vào một số chiến lược ưu tiên cụ thể. Nhóm doanh nghiệp thực phẩm - đồ uống sẽ tập trung vào tính linh hoạt, khả năng tuỳ chỉnh sản phẩm/ dịch vụ phù hợp thị hiếu hoặc yêu cầu mới, thúc đẩy doanh thu và ứng dụng chuyển đổi số.
Các nhà bán lẻ - với chủ trương thích ứng và thay đổi với xu thế thời cuộc và thói quen, văn hóa của người tiêu dùng - sẽ ưu tiên các chiến lược đa kênh, chương trình kích cầu mua sắm. Ứng dụng công nghệ để nâng cao trải nghiệm khách hàng.
Doanh nghiệp thực phẩm, đồ uống ưu tiên sản phẩm mới, chuyển đổi số để thúc đẩy tăng trưởng.
Còn các doanh nghiệp bao bì hiện đang ưu tiên một số giải pháp trong ngắn hạn như đa dạng nhà cung cấp nguyên vật liệu, mở rộng thị trường. Đồng thời, đặt trọng tâm trong dài hạn là tăng cường biện pháp quản trị rủi ro tài chính, biến động giá, chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào và thực hiện chiến lược phát triển bền vững.
Năm 2023, đánh giá về những động lực ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay, kết quả khảo sát của Vietnam Report chỉ ra 5 lựa chọn hàng đầu. Đó là mở rộng kinh doanh, đa dạng hoá thị trường tiềm năng trong và ngoài nước; mặt bằng lãi suất vay ngân hàng thương mại giảm; chính sách giảm thuế giá trị gia tăng xuống 8%; vị thế và năng lực cạnh tranh được cải thiện và đầu tư công được đẩy mạnh.
Với sự chủ động xoay trục chiến lược sản xuất - kinh doanh phù hợp, bắt nhịp với những chuyển động mới trong môi trường kinh doanh, các doanh nghiệp có lợi nhuận tốt, có uy tín trong ngành thực phẩm, đồ uống, bán lẻ, bao bì được kỳ vọng sẽ góp phần đẩy nhanh tốc độ phục hồi, kiến thiết lại một quỹ đạo tăng trưởng mới của nền kinh tế.
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm