Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
14:00 29/05/2023

Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài vẫn gặp nhiều trở ngại

DNVN - Theo ông Đậu Anh Tuấn - Phó Tổng Thư ký, Trưởng ban Pháp chế Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) vẫn gặp nhiều trở ngại, cho dù các cấp chính quyền địa phương đã có nhiều cải thiện tích cực.

Ông Đậu Anh Tuấn - Phó Tổng Thư ký, Trưởng ban Pháp chế VCCI cho rằng, từ năm 2022 đến nay ghi nhận nhiều diễn biến phức tạp, trong đó có tác động tiêu cực hậu COVID-19, tình hình địa chính trị quốc tế; bất ổn và gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu kéo dài...

Tất cả khiến kinh tế thế giới có dấu hiệu suy giảm và ảnh hưởng tiêu cực đến dòng vốn FDI tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Trong bối cảnh thị trường toàn biến động khó lường, các doanh nghiệp FDI đang tỏ ra thận trọng về kế hoạch mở rộng quy mô.

Phần lớn doanh nghiệp FDI hoạt động Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ, dù là theo tiêu chí về vốn, lao động hay doanh thu.

Cụ thể, theo điều tra của VCCI năm 2022, 83% doanh nghiệp FDI có số vốn dưới 100 tỷ đồng, 25% doanh nghiệp sử dụng dưới 10 lao động và 57,4% doanh nghiệp FDI sử dụng dưới 50 lao động.

Về doanh thu, gần 25% số doanh nghiệp FDI có doanh thu dưới 3 tỷ đồng và 77,8% có doanh thu dưới 100 tỷ đồng trong năm 2022.

Gần một nửa (49,5%) số doanh nghiệp FDI được VCCI khảo sát hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, chế tạo; 39% trong lĩnh vực dịch vụ thương mại và 7% trong lĩnh vực xây dựng.

Xét theo ngành thì phần lớn doanh nghiệp FDI hoạt động trong ngành bán buôn, bán lẻ (12,6% số doanh nghiệp tham gia). Các ngành khác có mật độ doanh nghiệp FDI lớn là sản xuất, chế biến kim loại đúc sẵn, cao su, nhựa và sản phẩm điện tử, máy tính.

Ông Đậu Anh Tuấn - Phó Tổng Thư ký, Trưởng ban Pháp chế, VCCI cho rằng
doanh nghiệp FDI vẫn gặp nhiều trở ngại.

Theo ông Tuấn, cho dù đã có sự cải thiện rõ nét trong hầu hết các lĩnh vực thủ tục hành chính, tuy nhiên, các doanh nghiệp FDI vẫn gặp khó khăn đáng kể khi thực hiện thủ tục thuế và phòng cháy chữa cháy.

Một xu hướng dễ nhận thấy là khối doanh nghiệp FDI đang có sự dịch chuyển khỏi ngành may mặc. Năm 2010, các doanh nghiệp dệt may chiếm tỷ trọng lớn nhất thì đến năm 2022, con số này đã giảm đáng kể.

Ở chiều ngược lại, doanh nghiệp các ngành sản xuất máy tính, thiết bị điện tử và thông tin, truyền thông đang chiếm tỷ trọng ngày càng lớn.

Hiện nay, quy mô “tham nhũng vặt” có sự sụt giảm khi tỷ lệ doanh nghiệp FDI phải dành khoản chi đáng kể cho chi phí không chính thức cũng đã giảm. Nhưng việc chi trả chi phí không chính thức trong lĩnh vực FDI vẫn là lực cản ngầm trong một nền kinh tế có độ mở như Việt Nam.

Chi phí không chính thức phát sinh trong thủ tục đất đai ở mức đáng kể, có tới 19,2% doanh nghiệp FDI phải trả chi phí không chính thức trong khi thực hiện thủ tục hành chính về đất đai trong năm 2022.

Cùng với đó, chất lượng cơ sở hạ tầng của Việt Nam chưa phải là một lợi thế so sánh trong đánh giá của các nhà đầu tư FDI khi cân nhắc lựa chọn địa điểm đầu tư.

“Bên cạnh những cải thiện tích cực, nỗ lực của các cấp chính quyền trong một số lĩnh vực đã và đang được đẩy mạnh, thì chi phí không chính thức trong thực hiện thủ tục hành chính về xuất, nhập khẩu và đất đai còn ở mức cao. Những cải thiện về cơ sở hạ tầng có dấu hiệu chững lại và cần được quan tâm hơn nữa trong thời gian tới”, ông Tuấn khuyến nghị.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm