Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
13:14 14/11/2022

Doanh nghiệp chia sẻ kinh nghiệm thực thi CPTPP

Một trong những tiêu chí để hưởng thuế suất ưu đãi theo các FTAs là xuất xứ. Cụ thể, sản phẩm phải sử dụng nguồn nguyên liệu của nước sản xuất hoặc trong nội bộ khối FTA ở tỷ lệ nhất định. Nhiều doanh nghiệp trong nước đã có những giải pháp hữu hiệu giải quyết bài toán này.

“Xanh hóa” để mở thị trường

Ông Thân Đức Việt, Tổng Giám đốc Tổng Công ty May 10 cho biết, doanh nghiệp đang tăng tốc mở rộng năng lực sản xuất, không chỉ đáp ứng cho những đơn hàng xuất khẩu hồi phục mà cả những đơn hàng tăng lên về thị phần ở các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới như: Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và FTA Việt Nam - EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).

Nói về thị trường CPTPP, ông Việt khẳng định, những tiêu chuẩn về phát triển bền vững trong Hiệp định CPTPP là thách thức nhưng thực sự là cơ hội lớn cho ngành dệt may, trong đó có May 10. Bởi những năm gần đây, May 10 đã kịp thời “xanh hóa” quy trình sản xuất và nguyên liệu. Về sản xuất, May 10 đã áp dụng đồng bộ các quy trình gồm xử lý nước thải để tái sử dụng, cũng như tiết kiệm năng lượng trong sản xuất. Tổng hợp các giải pháp trên mỗi năm doanh nghiệp có thể tiết kiệm kinh phí lên đến hàng tỉ đồng.

Cụ thể, Tổng công ty đã đầu tư sử dụng kết hợp năng lượng mặt trời để làm nước nóng cho sinh hoạt; đầu tư hệ thống pin năng lượng mặt trời cho dự án tại Bỉm Sơn có công suất 2 MW. Đối với nguyên liệu xanh, nhiều khách hàng yêu cầu May 10 phải sử dụng sợi tái chế, không chứa chất độc hại, sau khi sử dụng xong chỉ 5-10 năm tự phân huỷ, hiện May 10 đang phối hợp cùng với các nhà cung cấp tìm ra giải pháp đáp ứng yêu cầu này.

Sản xuất xanh là khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp khi đưa ra quyết định giữa lợi nhuận và tăng trưởng xanh. Nhưng nếu doanh nghiệp tìm cách vượt qua sẽ là cơ hội rất lớn đối với việc mở rộng khai thác các thị trường FTAs thế hệ mới, luôn đặt nặng tiêu chí phát triển bền vững lên hàng đầu.

Cùng với ngành dệt may, Hiệp hội ngành gỗ cũng đã ký cam kết thúc đẩy phát triển ngành gỗ theo hướng phát triển bền vững, kiên quyết không sử dụng nguồn gỗ bất hợp pháp; Đồng thời chính thức cho ra mắt Quỹ “Việt Nam xanh”.

Hiệp định CPTPP có một chương riêng về môi trường với các cam kết liên quan tới chính sách pháp luật về môi trường, trong đó có điều khoản liên quan đến vấn đề khai thác tài nguyên và xử lí chất thải từ quá trình đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy sản. Hiện các doanh nghiệp thủy sản đã áp dụng mô hình sản xuất xanh để đáp ứng được các cam kết trên, mở rộng thị phần tại các thị trường xuất khẩu.

Mới đây, các doanh nghiệp thủy sản ở Cà Mau đã bắt tay vào nuôi trồng thủy sản giá trị cao với mô hình tôm-rừng kết hợp. Đây là mô hình nuôi tự nhiên sinh thái không sử dụng thuốc, hóa chất giảm được giá thành và góp phần tích cực vào việc bảo vệ, phát triển rừng, Hiện Cà Mau đang có trên 27.500ha tôm nuôi dưới tán rừng ngập mặn, trong đó có hơn 19.000ha được các tổ chức chứng nhận theo các tiêu chuẩn quốc tế (Naturland, EU Organic, Canada Organic, Selva Shrimp, ASC, BAP…). Hiện nay, sản phẩm được các thị trường FTAs thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, UKFTA chấp nhận.

Hoàn thiện chuỗi cung ứng

Một trong những tiêu chí để hưởng thuế suất ưu đãi theo các FTAs là xuất xứ. Cụ thể, sản phẩm phải sử dụng nguồn nguyên liệu của nước sản xuất hoặc trong nội bộ khối FTA ở tỷ lệ nhất định. Nhiều doanh nghiệp trong nước đã có những giải pháp hữu hiệu giải quyết bài toán này. Bà Lê Hằng - Giám đốc Truyền thông - Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP) nhấn mạnh, so với lại EVFTA thì CPTPP được các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam tận dụng nhiều hơn cả. Lý do là, khi lạm phát, biến động thị trường tiền tệ và những tác động tiêu cực đến chuỗi cung ứng do cuộc xung đột Nga - Ukraine thì những nền kinh tế các nước thành viên CPTPP ổn định hơn so với thị trường EU, họ cũng có mức độ biến động tiền tệ cũng ít hơn so với những các nước  G7, hoặc là những nước trong khối EU, Mỹ…

Tuy nhiên, thiếu nguyên liệu đang là một thách thức đối với nhiều ngành chế biến nông, lâm, thủy sản từ nay đến cuối năm. Có tới 40 - 50% tàu khai thác hải sản đã nằm bờ, nguồn nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy chế biến giảm từ 70 - 80% so với trước. Trong khi nguồn thủy sản nuôi trồng không tăng lên, mà còn có xu hướng giảm, do chi phí thức ăn, giống cũng tăng cao. Ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Công ty CP thực phẩm Sao Ta, cho hay hiện nhiều trang trại nuôi tôm đang vất vả vì dịch bệnh, thậm chí đã có trang trại phải đóng cửa. Dẫn tới, Sao Ta phải phụ thuộc vào nguồn tôm nguyên liệu bên ngoài bởi vùng nuôi 320 ha của công ty mới chỉ đáp ứng 20-30% nhu cầu chế biến. Để đáp ứng yêu cầu xuất xứ, Công ty sẽ chuyển hướng nhập nguyên liệu thủy sản từ Nhật Bản, một thành viên của CPTPP.

Dệt may cũng rơi vào tình trạng thiếu nguyên liệu cho làm hàng xuất khẩu. Ông Cao Hữu Hiếu, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) chia sẻ, việc xây dựng chuỗi cung ứng hoàn chỉnh là không đơn giản. Dù vậy, ngành dệt may Việt Nam đang tích cực hoàn thiện các khâu sản xuất đầu chuỗi, từng bước phát triển các mắt xích nguyên liệu (sợi, vải) để đáp ứng nhu cầu cho khâu may, bảo đảm khép kín chuỗi cung ứng.

Vinatex cũng liên tục cập nhật biến động nguyên phụ liệu đầu vào cho các doanh nghiệp thành viên. Song song với đó, nhập khẩu một lượng bông dự trữ nhất định cho các doanh nghiệp sợi với giá tốt, tránh những rủi ro về tăng giá. Ngoài ra, với doanh nghiệp may mặc có làm hàng FOB, Vinatex cũng lưu ý việc nắm bắt tình hình thị trường, nhất là thị trường các FTAs thế hệ mới như CPTPP hay EVFTA, không nhận đơn hàng quá sớm, tránh những rủi ro về đơn giá thấp không theo kịp sự tăng giá của nguyên phụ liệu đầu vào.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm