Thị trường hàng hóa
Theo cơ sở dữ liệu đầu tư vi mô của Công ty tư vấn quản lý toàn cầu McKinsey, năm 2018, khoảng 8,4 tỷ USD đầu tư vào các công ty thiết bị di động được chia tương đối đồng đều ở 3 thị trường cốt lõi gồm: châu Á (3,1 tỷ USD, chiếm 37%), Bắc Mỹ (2,9 tỷ USD, 34%) và Châu Âu (2,4 tỷ USD, 29%). Đồng thời, công ty cũng xem xét dòng tiền đầu tư vào các khu vực này trong hai khoảng thời gian: những năm trước đại dịch (2018-2019) và ba năm tiếp theo (2020-2022).
Phân tích của McKinsey cho thấy dòng tiền không được chia đều trong những năm gần đây và đang có sự dịch chuyển đầu tư từ châu Á sang châu Âu. Vốn đầu tư vào các công ty thiết bị di động có trụ sở tại Châu Âu chỉ chiếm 12% toàn cầu trước đại dịch, sau đó tăng lên gần 50% từ năm 2020-2022.
Đầu tư vào các công ty Bắc Mỹ cũng tăng trong khoảng thời gian sau đại dịch. Chỉ riêng Châu Á có mức giảm các khoản đầu tư đáng kể nhất từ 2,7 tỷ USD (chiếm 60%) xuống chỉ còn 400 triệu USD (10%) trong giai đoạn 2020-2022.
Nguyên nhân cho sự thay đổi này là do các chính sách ưu đãi mà các nhà hoạch định chính sách châu Âu đã sử dụng để thu hút các nhà đầu tư, làm tăng khả năng dịch chuyển đầu tư an toàn và hấp dẫn hơn so với các công ty khu vực châu Á. Ngoài ra, nhiều công ty châu Âu đã phát triển cực kỳ nhanh chóng trong những năm gần đây và đang mua lại các đối thủ nhỏ hơn, do đó thúc đẩy đầu tư tiếp tục tăng trưởng.
Các quốc gia đang và sẽ đẩy mạnh đầu tư công vào cơ sở hạ tầng để thúc đẩy tăng trưởng và hiện đại hóa logistics. Điều này để đẩy mạnh khôi phục tăng trưởng kinh tế do tác động của đại dịch.
Chuỗi cung ứng trong thời kỳ đại dịch đã lộ rõ những yếu kém khi cung ứng hàng hóa bị gián đoạn, không kịp thời và phụ thuộc nhiều vào các trung tâm sản xuất và các thị trường lớn. Đây là vấn đề cấp bách cần có sự thay đổi để thông suốt chuỗi cung ứng toàn cầu. Nhóm ngành hưởng lợi từ xu thế này là: Xây dựng, vật liệu xây dựng, bất động sản và logistics.
Theo nhiều chuyên gia, do yếu tố môi trường bị tàn phá và biến đổi khí hậu, khoảng cách xuất hiện giữa các đợt đại dịch đang dần ngắn lại. Một loạt các đợt đại dịch cúm Tây Ban Nha, cúm H1N1, cúm HongKong, Sars, Mers, Ebola đều xuất hiện vào đầu thế kỷ 20 với khoảng cách xuất hiện giảm đáng kể từ 20 – 50 năm.
Dòng vốn đầu tư các quỹ ESG (Môi trường - Xã hội - Quản trị) đã tăng hơn 4 lần trong 3 năm trở lại đây và sẽ được đẩy mạnh trong thời gian tới. Đây là cơ hội đầu tư vào những doanh nghiệp năng lượng tái tạo và các doanh nghiệp với các dự án thân thiện môi trường.
Trong khi đó, đại dịch và các cuộc căng thẳng địa chính trị hiện nay đã làm chuỗi cung ứng chưa kịp phục hồi lại có nguy cơ gián đoạn khiến các quốc gia dựa chủ yếu nhập khẩu các mặt hàng nông nghiệp bị ảnh hưởng. Nguồn cung khan hiếm đã xảy ra cục bộ tại một số quốc gia và khiến giá lương thực tăng mạnh. Đây là cơ hội đầu tư vào nông nghiệp (đặc biệt lương thực) và vật tư nông nghiệp.
Xu thế này không còn mới mà từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã bắt đầu xuất hiện. Xu thế này càng được thúc đẩy sau khi đại dịch COVID-19 bùng phát và sau chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi đến thăm Đài Loan.
Những công ty đó bao gồm đại diện từ nhiều quốc gia và các ngành công nghiệp khác nhau. Hãng sản xuất đồ chơi lớn nhất thế giới Hasbro của Mỹ đã đóng cửa nhà máy ở Trung Quốc để ưu tiên cho các cơ sở ở Việt Nam. "Gã khổng lồ" điện tử Sony của Nhật Bản đã dịch chuyển hoạt động sản xuất sang Thái Lan. Các nhà sản xuất bông của Hàn Quốc cũng đang chuyển hoạt động sang Philippines, Campuchia và Indonesia.
Một số công ty Trung Quốc cũng đang rời khỏi nước này để đến các địa điểm có chi phí ít đắt đỏ hơn. Mức lương ở Trung Quốc hiện cao hơn gấp đôi so với ở Việt Nam và gần bằng 70% ở Hàn Quốc.
Tình trạng thiếu lao động cũng gây khó khăn cho việc giảm chi phí sản xuất. Hơn nữa, sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường Trung Quốc từ các nhà sản xuất nội địa đã khiến đất nước này trở nên kém hấp dẫn hơn với tư cách là một trung tâm sản xuất.
Một thập kỷ trước, điện thoại di động Galaxy của Samsung chiếm hơn 20% thị trường Trung Quốc, nhưng nay giảm xuống chỉ còn dưới 0,5%. Trước xu hướng đó, Tập đoàn Samsung đã quyết định chuyển toàn bộ năng lực lắp ráp hàng tiêu dùng thuộc giai đoạn cuối trong chuỗi sản xuất ra bên ngoài Trung Quốc.
Công ty này hiện chỉ duy trì 3 nhà máy ở Trung Quốc và các nhà máy này sản xuất linh kiện và phụ tùng trung gian, như chip bán dẫn, pin cho ô tô điện và tụ gốm đa lớp, giúp ổn định dòng điện trong bảng mạch. Các chuyên gia dự báo nhóm ngành được hưởng lợi từ xu thế này là bất động sản khu công nghiệp, các ngành nhân công giá rẻ.
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm