Thị trường hàng hóa
Một cuộc khủng hoảng tài chính toàn diện cũng giống như một vụ cháy rửng, đều bắt đầu bằng một một ngọn lửa nhỏ không được kiểm soát kịp thời.
Ngoài ra, cũng phải có tác động từ các yếu tố khác để ngọn lửa nhỏ bùng lên, có thể nhấn chìm một quốc gia, khu vực hoặc thậm chí toàn bộ hệ thống tài chính toàn cầu. Đó chính xác là điều khiến một số nhà phân tích lo ngại sâu sắc.
Hàng loạt các ngân hàng lớn bất ngờ sụp đổ, kéo theo mối đe dọa cho những ngân hàng lớn nhỏ khác. Các khoản nợ của hộ gia đình, doanh nghiệp và chính phủ đang ngày càng trở nên chồng chất, đồng thời lãi suất tăng chóng mặt kéo theo lạm phát sau đại dịch.
Satyajit Das, cựu nhân viên ngân hàng và nhà phân tích rủi ro tài chính, đã lưu ý trong một bài phân tích : “Còn quá sớm để dự đoán khả năng xảy ra khủng hoảng tài chính toàn diện, nhưng tình hình hiện tại đang không thuận lợi.”.
Khi đánh giá về tình hình, ông cũng đã rút ra nhiều điều về lịch sử.
'Nâng cao hiểu biết, tăng cường hợp tác'
Không phải ai cũng lo lắng về viễn cảnh khủng hoảng tài chính sắp xảy ra.
Vào thời điểm khủng hoảng 2007 – 2008, Nick Sherry, bộ trưởng dịch vụ tài chính trong chính phủ Rudd, đã nỗ lực tham gia bảo vệ các tổ chức của Úc. Ông cho rằng các cơ quan quản lý và chính phủ hiện đã nâng cao nhận thức và chuẩn bị tốt hơn.
Chiến lược gia toàn cầu của Rabobank, Michael Every cũng hoài nghi về một cuộc khủng hoảng tài chính sắp xảy ra: “Đây không phải là sự lặp lại của năm 2008 vì một lý do rõ ràng: các ngân hàng được vốn hóa tốt hơn đáng kể và chất lượng tín dụng không phải là vấn đề tương tự.”
Ông cũng đưa ra cảnh báo: "Chúng ta sẽ đấu tranh để giảm lạm phát, nhưng điều này sẽ dẫn đến một cuộc suy thoái nghiêm trọng và khủng hoảng tín dụng."
Thừa vấn đề, thiếu giải pháp
Mức nợ cao hơn đáng kể, gây khó khăn hơn cho việc vay vốn tài trợ cho việc giải cứu các ngân hàng và duy trì nền kinh tế. Lãi suất danh nghĩa ở mức tương đối thấp và lãi suất thực ở mức âm (đã điều chỉnh theo lạm phát). Để tránh suy thoái tài chính, các nhà hoạch định chính sách phải quyết định giữ lãi suất cao hoặc nới lỏng chính sách tiền tệ.
Không chỉ lãi suất mà các ngân hàng trung ương có ít lựa chọn hơn so với năm 2008. Số tiền quá lớn được đổ vào nền kinh tế thông qua nới lỏng định lượng và các hình thức cho vay khác khiến số tiền cho vay trong tài khoản của các ngân hàng cao ngoài sức tưởng tượng.
Kể từ năm 2007, bảng cân đối của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ đã tăng từ dưới 1 nghìn tỷ USD (7% GDP) lên gần 9 nghìn tỷ USD (34% GDP). Các bảng cân đối từ các ngân hàng trung ương khác cũng có mức tăng trưởng tương tự - ECB chiếm hơn 60% GDP, Ngân hàng Anh khoảng 40% và Ngân hàng Nhật Bản 127%.
Trong khi đó, Trung Quốc và nhiều nền kinh tế lớn mới nổi khác đang phải đối mặt với các vấn đề nghiêm trọng về kinh tế và tài chính, và không thể trông chờ vào việc đưa ra các biện pháp kích thích kinh tế như Bắc Kinh đã làm trong năm 2008-2009.
Một nền kinh tế yếu kém hoặc khủng hoảng tài chính buộc các nhà hoạch định chính sách phải thực hiện các biện pháp tài chính và mở rộng tiền tệ nhiều hơn. Khi nền kinh tế trì trệ hoặc xảy ra khủng hoảng, các quan chức buộc phải thực hiện các biện pháp tài khóa và tăng cường mở rộng tiền tệ. Nếu nền kinh tế phản ứng và khu vực ngân hàng ổn định, các biện pháp sẽ chấm dứt.
Dường như một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vào cuối năm nay không phải là trường hợp xấu nhất.
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm