Thị trường hàng hóa
Theo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến 20/9/2023, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp (GVMCP) của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 20,21 tỷ USD, tăng 7,7% so với cùng kỳ.
Vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài ước đạt khoảng 15,91 tỷ USD, tăng 2,2% so với cùng kỳ năm 2022.
Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đang dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt hơn 14 tỷ USD, chiếm gần 69,3% tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng 15,5% so với cùng kỳ. Đây cũng là lĩnh vực duy nhất ghi nhận lượng vốn đầu tư đạt trên 1,7 tỷ USD chỉ trong vòng 1 tháng.
Trong số hơn 14 tỷ USD vốn FDI rót vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, hơn 6,6 tỷ USD là vốn đăng ký cấp mới cho 735 dự án; hơn 4 tỷ USD là vốn đăng ký điều chỉnh cho 526 dự án; và hơn 1,2 tỷ USD là lượng vốn góp, mua cổ phần của 386 dự án.
Xét về số lượng dự án mới, công nghiệp chế biến chế tạo cũng là ngành dẫn đầu về số dự án mới (chiếm 32,6%) và điều chỉnh vốn (chiếm 56,3%). Bán buôn, bán lẻ dẫn đầu về số giao dịch góp vốn, mua cổ phần (chiếm 41,4%).
Tính lũy kế đến ngày 20/09/2023, cả nước có 38.379 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 455,06 tỷ USD.
Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 289,9 tỷ USD, bằng 63,7% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực.
Trong đó, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19/21 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân.
Cụ thể, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng cao nhất với gần 273,9 tỷ USD (chiếm 60,2% tổng vốn đầu tư).
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm