Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
16:59 31/08/2022

“Cơn sốt” sầu riêng tại Trung Quốc, cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu Đông Nam Á

Sầu riêng - “Ông vua trái cây” của Đông Nam Á đang bùng nổ tại thị trường có dân số lớn nhất thế giới Trung Quốc. Nhu cầu tăng cao khiến đây trở thành mặt hàng nhập khẩu hàng đầu của Trung Quốc, cả về số lượng lẫn giá trị.

Khu vực Tây Song Bản Nạp thuộc tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) hiện được biết đến là nơi tập trung sầu riêng lớn nhất từ Đông Nam Á. Do vị trí nằm gần biên giới khu vực, nơi này lúc nào cũng đông đúc thương lái, khách du lịch cùng vô số các loại sầu riêng nhập khẩu ngon nức tiếng. 

Chợ đầu mối hoa quả tại Tây Song Bản Nạp, Trung Quốc (Ảnh: Nguồn quốc tế)

Theo một tiểu thương tại chợ, nơi đây bán một tấn sầu riêng mỗi ngày trong mùa du lịch cao điểm. Dù chi phí đã giảm kể từ khi Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) có hiệu lực nhưng giá sầu riêng vẫn tăng do nhu cầu ngày càng cao của Trung Quốc. 

Sự bùng nổ này càng được thúc đẩy bởi Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) mới, giúp Bắc Kinh nhập khẩu trái cây tươi từ các quốc gia Đông Nam Á dễ dàng hơn trong khuôn khổ thương mại tự do lớn.

Hiệp định RCEP có hiệu lực vào tháng 1, hiện là khối thương mại lớn nhất thế giới, chiếm 30% GDP thế giới. Tham gia hiệp định này có 10 nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand.  

Theo thống kê của Hải quan Trung Quốc, năm 2021, nhập khẩu sầu riêng tươi tăng 42,7% so với cùng kỳ năm 2020 lên 821.600 tấn và giá trị nhập khẩu tăng 82,4% lên 4,205 tỷ USD, cả hai đều đứng đầu trong danh mục nhập khẩu trái cây. Con số này tăng gần gấp 4 lần so với năm 2017 và sẽ có xu hướng tăng tốc hơn nữa trong năm nay. 

Trước đó, ngay cả trong giai đoạn đại dịch và chuỗi cung ứng bị gián đoạn, những thương lái Trung Quốc cũng thường đi khắp các vùng Thái Lan để mua sầu riêng trực tiếp từ các trang trại. Họ rục rịch mua số lượng lớn từ đầu năm, sau đó bay về nước trước khi Thái Lan công bố lệnh đóng cửa với các chuyến bay quốc tế. 

Trước nhu cầu ngày càng tăng từ Trung Quốc, các nước trồng sầu riêng Đông Nam Á đang gấp rút mở rộng xuất khẩu. Năm 2021, Thái Lan xuất khoảng 1,29 triệu tấn sầu riêng, tăng khoảng 30% so với năm 2019. Đại sứ quán Thái Lan tại Trung Quốc cho biết, nhập khẩu của Trung Quốc đã cao, nhưng tiêu thụ bình quân đầu người của Trung Quốc dự kiến tăng hơn nữa. Nông dân Thái Lan rất có động lực để mở rộng sản xuất trong năm nay. 

Vị quan chức này lý giải, hương vị và giá trị dinh dưỡng cao của sầu riêng dường như hấp dẫn thị hiếu của người Trung Quốc. Với giá hơn 7 USD mỗi phần cơm sầu, sầu riêng được xếp chồng lên nhau nổi bật trong các siêu thị của quốc gia đông dân nhất thế giới. Hàng loạt món ăn độc đáo từ loại trái cây này ra đời, như bánh sầu riêng, bánh crepe sầu riêng, pizza sầu riêng… đều nhận được phản hồi tốt từ người tiêu dùng.  

Ảnh minh hoạ 

Ngoài ra, người dân Trung Quốc còn đặc biệt ưa chuộng "Musang King", sản phẩm sầu riêng cao cấp của Malaysia được coi như "Hermes sầu riêng" của đại lục. Dù sản lượng dự kiến sẽ giảm trong năm nay do thời tiết, song chính phủ Malaysia đang nỗ lực đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu và mở rộng các đồn điền trồng sầu riêng. 

Việt Nam và Lào cũng đang chứng kiến làn sóng đầu tư trồng sầu riêng, trong đó có nguồn tiền đầu tư từ Trung Quốc. Đối với các nước Đông Nam Á, việc Trung Quốc tham gia RCEP được ví như một luồng gió thúc đẩy xuất khẩu. Ngoài việc loại bỏ thuế quan, hiệp định quy định rằng việc thông quan những loại hàng dễ hư hỏng sẽ cơ bản hoàn thành trong vòng chưa đầy 6 giờ. Điều này làm giảm đáng kể chi phí và mang lại lợi thế lớn cho sầu riêng bởi đảm bảo được độ tươi ngon. 

Tuy nhiên, sự bùng nổ của sầu riêng tại thị trường Trung Quốc cũng đi kèm một số thách thức. Đầu tiên là vấn đề gián đoạn và chi phối thị trường sầu riêng có thể xảy ra. 

Chẳng hạn như Malaysia đang phát triển việc trồng sầu riêng trong các khu rừng mưa nhiệt đới, điều mà các chuyên gia cho rằng có thể gây tác động lớn tới môi trường. Nhưng không ai biết cơn sốt sầu riêng ở Trung Quốc sẽ kéo dài bao lâu khi công suất đầu ra ở các nước xuất khẩu đang được mở rộng nhanh chóng. 

Ngoài ra, sự bùng nổ này còn có nguy cơ đẩy nhanh sự phụ thuộc quá mức vào Trung Quốc. Bởi sầu riêng phải mất hơn 5 năm để cây trưởng thành và cho trái. Nếu Trung Quốc ngừng nhập khẩu sau khi sản xuất ồ ạt trên quy mô lớn, nông dân sẽ bị thiệt hại nặng nề. 

Các nước Đông Nam Á xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc cũng cần phải xem xét khả năng nghiên cứu và sản xuất mạnh mẽ của nước này. Bởi, Trung Quốc đã nhiều lần thử canh tác sầu riêng cao cấp ở các tỉnh như Vân Nam, Quảng Tây… Mặc dù vĩ độ cao, bão thường xuyên và các điều kiện khí hậu khác biệt gây ra nhiều khó khăn cho quá trình thương mại hóa, song nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng vẫn đang tạo động lực cho nhiều công ty đẩy mạnh đầu tư và canh tác sầu riêng.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm