Thị trường hàng hóa
Trước hết chúng ta hãy điểm qua về thị trường tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay. Việt Nam là một trong những thị trường bán lẻ và tiêu dùng hấp dẫn ở khu vực và trên thế giới với dân số gần 100 triệu người, trên 50% là dân số trẻ, tổng mức tiêu dùng cuối cùng chiếm khoảng 70% GDP.
Thu nhập bình quân cuối năm 2021 đạt 3.800 USD/người/năm, dự báo đến năm 2025 sẽ đạt 4.900USD/người, và đến 2045 khả năng đạt 18.000USD/năm. Kênh thương mại hiện đại bao gồm siêu thị, trung tâm thương mại đã phát triển nhưng ở mức khiêm tốn, mới chiếm 25% thị phần bán lẻ, so với Singapore 92%, Malaysia 69%, Thailand 65%, …thì thị trường bán lẻ hiện đại còn ở mức thấp và còn nhiều tiềm năng phát triển.
Chính vì vậy suốt hơn 20 năm qua nhiều tập đoàn bán lẻ nước ngoài và một số nhà đầu tư Việt Nam đã hăng hái đầu tư vào lĩnh vực này với tốc độ tăng trường bình quân trong 10 năm qua khoảng 12-15%. Nhà nước và các bộ, ngành liên quan đã có nhiều chính sách để phát triển bản lẻ Việt Nam từng bước theo kịp sự phát triển của khu vực và thế giới. Nói đến thị trường bán lẻ không thể không nhắc đến người tiêu dùng, nhu cầu tiêu dùng, bản sắc tiêu dùng ở Việt Nam.
Một số năm gần đây xu hướng sản xuất xanh, tiêu dùng xanh đã phát triển tại nhiều nước trên thế giới. Việt Nam không nằm ngoài xu thế trên, chính vì vậy ngày 5/9/2022, Chính phủ ra Quyết định số 1044TTD về việc tổ chức ban chỉ đạo quốc gia về tăng trưởng xanh. Động thái trên cho ta thấy sự quan tâm của nhà nước đối với lĩnh vực này. Bài viết này chỉ đề cập một lĩnh vực trong quá trình tăng trưởng xanh ở Việt Nam, đó là tiêu dùng xanh. Nói đến tiêu dùng xanh không chỉ là hàng hoá xanh mà còn đề cập nhiều vẫn đề rộng lớn hơn, sâu sắc hơn trong quá trình tổ chức vận hành lĩnh vực này ở nước ta.
Vậy muốn xây dựng tiêu dùng xanh ở Việt Nam chúng ta cần những điều kiện gì: Trước hết về mặt nhận thức, cần quán triệt những nội dung chỉ đạo về tăng trưởng xanh của Chính phủ, từ đó các doanh nghiệp sản xuất, phân phối bán lẻ và cả người tiêu dùng xã hội sẽ có những chương trình hành động, giải pháp cụ thể để từng bước thực hiện chủ trương tiêu dùng xanh. Điều quan trọng cần phải có thái độ dứt khoát để thay đổi từng bước từ tiêu dùng nâu sang tiêu dùng xanh trong 5-10 năm tới đây.
Về hành động: Một khi nhận thức đúng và đầy đủ về vấn đề quan trọng này, thì các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, bán lẻ, dịch vụ ở Việt Nam sẽ tiến tới tự giác để tổ chức thực hiện sao cho có hiệu quả và phát triển định hướng này một cách bền vững.
Muốn tiêu dùng xanh, chắc chắn Việt Nam phải tổ chức sản xuất xanh. Hàng hoá sản xuất trong nước và hàng hoá nhập khẩu từng bước phải được hình thành những quỹ hàng xanh để phục vụ cho tiêu dùng thông qua hệ thống phân phối. Các nhà sản xuất và nhập khẩu cần tự giác để chuyển mình theo xu thế chung của khu vực và thế giới, chấp hành nghiêm túc chỉ đạo của nhà nước về tăng trưởng xanh trong từng giai đoạn của việc phát triển kinh tế xã hội.
Một khi đầu vào là sản xuất và nhập khẩu từng bước được xanh hoá, câu chuyện còn lại là việc tổ chức bán ra phục vụ cho tiêu dùng xanh trong thời đại ngày nay, người tiêu dùng cũng cần có
những chuyển biến cùng nhịp với sản xuất và bán lẻ xanh. Ở đây cần đề cập tiêu dùng xanh, sản xuất xanh không phải chỉ là hàng hoá đạt tiêu chuẩn mà còn liên quan đến văn hoá sản xuất kinh doanh được quan tâm đúng mức. Mối quan hệ trong giao dịch mua bán phục vụ cần phải đưa đạo đức lên hàng đầu. Nếu có bất kì một vướng mắc khiếu nại nào cần được làm sáng tỏ sớm và có lời giải thoả đáng cho cả 2 phía. Ở đây vai trò của hệ thống phân phối quốc gia rất quan trọng, chợ, siêu thị, trung tâm thương mại cần mở rộng cánh cửa đón sản phẩm xanh mà các nhà sản xuất đã làm ra ngày càng dồi dào, đạt chất lượng để phục vụ cho tiêu dùng.
Về phía nhà nước cần có những chính sách để giảm thiểu đến mức thấp nhất chi phí, phân phối các sản phẩm xanh, khuyển khích tiêu dùng xanh ngày càng mở rộng trong các tầng lớp tiêu dùng của xã hội. Khen thưởng những tổ chức cá nhân làm tốt công tác này, nhắc nhở phê bình những tập thể và cá nhân chưa làm tốt. Cần dấy lên phong trào sâu rộng về phát triển kinh tế theo hướng tuàn hoàn, kinh tế xanh trong toàn quốc. Cần kết hợp giữa học tập kinh nghiệm của các nước đi trước và sơ kết rút kinh nghiệm của các đợt phát động sản xuất và tiêu dùng xanh ở các địa phương, từ đó rút ra những bài học bổ ích và thức tiễn.
Tăng trưởng xanh, sản xuất và tiêu dùng xanh là xu thế tiến bộ và không thể đảo ngược của thế giới, Việt Nam không nằm ở ngoại lệ xu hướng này nếu càng làm tốt, nhân rộng, hiệu quả, … sẽ góp phần đem lại sự phát triển kinh tế xã hội nhanh và bền vững trong năm 2022 và nhiều năm tiếp theo.
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm