Thị trường hàng hóa
Cơ hội tạo đáy vẫn chưa rõ dàng
Theo biểu đồ phân tích kỹ thuật, đồ thị ngày của chỉ số VN-Index đang xuất hiện cây nến đỏ vừa dạng ‘Hammer’ với giá đóng cửa nằm dưới vùng 1.040 – 1.060 điểm, chốt phiên tại 1.035 điểm. Đặc biệt, việc xuất hiện ‘Gap down’ tại vùng 1.062 – 1.072 điểm, kèm thanh khoản tăng mạnh và cao hơn 58% so với trung bình 20 phiên, là những tín hiệu khá tiêu cực. Đây là dấu hiệu cho thấy bên bán đang tạm thời chiếm ưu thế và tâm lý thị trường đang hoảng loạn. Mặc dù một số chỉ báo kỹ thuật khác vẫn đang cho tín hiệu quá bán và bên mua đang có dấu hiệu mạnh lên nhưng rủi ro ngắn hạn rất lớn và cơ hội tạo đáy vẫn chưa rõ dàng.
Nhiều nhà phân tích nhận định rằng, chỉ số VN-Index có thể xảy ra theo 2 khả năng. Trong kịch bản tiêu cực, chỉ số VN-Index có thể kiểm tra vùng hỗ trợ gần 1.000 – 1.020 điểm, vùng hỗ trợ tiếp theo dự báo ở mức 960 – 980 điểm. Trong kịch bản tích cực, vùng kháng cự gần là 1.040 – 1.060 điểm, vùng kháng cự tiếp theo dự báo ở mức 1.080 – 1.100 điểm.
Điểm đáng chú ý, trong thời điểm hiện tại định giá nhiều cổ phiếu đã về vùng hấp dẫn nhưng do lo ngại về tương lai đang khiến thị trường chứng khoán giảm để chiết khấu cho các rủi ro. Trong giai đoạn thị trường tiêu cực, các mốc hỗ trợ đã không còn hiệu quả.
Trước tình hình trên, các nhà đầu tư ngắn hạn nên tiếp tục kiên nhẫn chờ đợi thêm cho tới khi thị trường hình thành được vùng cân bằng trở lại và xuất hiện những dấu hiệu tạo đáy vững chắc hơn để mua cổ phiếu. Trong trường hợp giải ngân thì cũng chỉ nên mua thăm dò ở mốc 1.030 điểm, thậm chí chờ về test ở 980 điểm. Đặc biệt, nhà đầu tư cũng nên hạn chế sử dụng margin.
Khuyến nghị mua cổ phiếu PHR với giá mục tiêu 69.000 đồng/cp
Công ty cổ phần kinh doanh chứng khoán Sài Gòn (SSI) khuyến nghị khả quan với cổ phiếu PHR của Công ty cổ phần Cao su Phước Hòa với giá mục tiêu 69.000 đồng/cp dựa trên phương pháp tính giá trị doanh nghiệp dựa trên giá trị tài sản ròng (SOTP). Công ty có vị thế tiền mặt ròng cao (khoảng 24% vốn hóa thị trường hiện tại) và việc đầu tư cho hoạt động kinh doanh khu công nghiệp đầy hứa hẹn có thể là một lựa chọn an toàn trong bối cảnh lãi suất tăng cao như hiện nay.
Do đó, SSI đưa ra quan điểm ngắn hạn, dự báo lợi nhuận quý 3/2022 sẽ giảm ở mức một con số do thiếu thu nhập từ tiền đền bù đất. Điều này cùng với việc bán tháo trên thị trường sẽ ảnh hưởng đến giá cổ phiếu PHR. Tuy nhiên, SSI cho rằng giá cổ phiếu PHR có thể tăng trở lại trong quý 4/2022 cùng với việc ghi nhận thu nhập một lần từ đền bù đất, cho phép công ty đạt mức tăng trưởng lợi nhuận ròng 73% so với cùng kỳ trong quý 4/2022.
Khuyến nghị mua cổ phiếu PLX của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam với giá mục tiêu 12 tháng là 44,500 đồng.
Theo Công ty chứng khoán MB (MBS), PLX là doanh nghiệp dẫn đầu ngành khi sản lượng bán hàng nội địa 8 tháng đầu năm đạt 6.76 triệu m3(trm3), tăng 17.6%, trong đó riêng bán lẻ đạt 4.13 trm3, tăng 21% so với cùng kỳ 2021. Dự báo sản lượng xăng dầu kinh doanh cả năm 2022 của PLX sẽ đạt mức từ 13.3-13.5 triệu tấn, tương đương mức tăng từ 8%-10% so với 2021.
Bên cạnh đó, PLX tiếp tục gia tăng số lượng cửa hàng xăng dầu sở hữu trong chiến lược phát triển, mỗi năm sẽ tăng từ 100-150 cửa hàng xăng dầu mới. Tính đến cuối 2020, số lượng cửa hàng xăng dầu sở hữu đạt 2.700 trên tổng 5.500 cửa hàng xăng dầu của hệ thống Petrolimex, chiếm 48%. Bên cạnh đó, đơn vị cũng đầu tư các giải pháp về công nghệ hiện đại, chính sách bán hàng, nâng cao giá trị gia tăng nhằm tối ưu hóa nguồn lực, tăng doanh số, doanh thu và lợi nhuận. Hệ thống cửa hàng xăng dầu của PLX chiếm khoảng 39% tổng số cửa hàng xăng dầu trên toàn quốc, sản lượng bán lẻ lại chiếm đến 50% toàn thị trường.
Bên cạnh đó, PLX vẫn giữ vững vị trí dẫn đầu thị trường lĩnh vực nhiên liệu bay, hóa dầu, khí hóa lỏng. Cụ thể, hóa dầu tiếp tục đứng đầu thị trường trong nước, trong đó lĩnh vực nhựa đường tăng trưởng tốt nhờ chính sách đầu tư hạ tầng trong năm 2020- 2025. Doanh thu 6 tháng đầu năm 2022 đạt 4,207 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 111 tỷ đồng, tăng 22% và -31% so với cùng kỳ 2021; Kinh doanh khí hóa lỏng giữ vững vị trí số 3 với sản lượng đạt trên 70 nghìn tấn. Doanh thu đạt 2,067 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 80 tỷ đồng, lần lượt tăng 26% và giảm 28% so với cùng kỳ 2021; Lĩnh vực nhiên liệu bay tiếp tục hồi phục tốt trở lại khi các đường bay nội địa luôn đông khách và đường bay quốc tế được mở cửa trở lại. Lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm đạt 91 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ 2021.
Vấn đề tiềm lực tài chính của PLX rất mạnh cũng là điểm cộng cho PLX. Tổng tài sản của PLX đến cuối T6.2022 tăng lên đạt 81,080 tỷ đồng, tăng 25% so với đầu năm, tập trung chủ yếu ở khoản phải thu (+67%) và hàng tồn kho (+64%). Tài sản ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao, từ 62-68% tổng tài sản, điều này phù hợp với một doanh nghiệp phân phối thương mại. Tiền, tương đương tiền và đầu tư tài chính luôn có giá trị lớn, chiếm tỷ trọng từ 27%- 31% Tổng tài sản. Đến cuối T6.2022, các khoản này có giá trị lên đến 22,059 tỷ đồng. Với nguồn tiền lớn, PLX rất chủ động trong hoạt động kinh doanh và gia tăng lợi nhuận tài chính.
Bên Nguồn vốn, Nợ phải trả tăng 50% lên 54,858 tỷ đồng, trong khi Vốn chủ sở hữu giảm nhẹ 7% xuống 26,222 tỷ đồng chủ yếu do PLX thực hiện chi trả cổ tức 12% bằng tiền mặt trong kỳ cho cổ đông. Nợ phải trả tăng mạnh do công ty gia tăng khoản phải trả cho người bán với 91% lên 30,322 tỷ đồng. Vay nợ ngắn hạn cũng tăng 21% lên 17,225 tỷ đồng.
Trong năm 2022 PLX tiếp tục thực hiện tiến trình thoái vốn tại một số khoản đầu tư ngoài ngành, trong tháng 8.2022, Ngân hàng nhà nước đã chấp thuận cho PLX được chuyển nhượng khoản vốn tại PGBank, dự kiến thực hiện trong quý 3- 4.2022. Khoản thoái vốn này có thể mang lại một khoản lợi nhuận hấp dẫn khi giá gốc đầu tư là 1,078 tỷ đồng với 120 triệu cổ phiếu, tương đương với 8,983 đồng/cổ phần, trong khi thị giá cổ phiếu PGBank đang đạt mức 20,000-22,000 đồng/cổ phần.
Trong năm 2022, PLX đặt kế hoạch sản lượng xăng dầu kinh doanh là 12.18 triệu tấn, riêng công ty mẹ là 9.48 triệu tấn. Trong 8 tháng đầu năm, sản lượng xăng dầu bán nội địa đạt 6.76 triệu tấn, tăng mạnh 17.6% so với cùng kỳ 2021. MBS dự báo sản lượng bán hàng của công ty năm 2022 có thể đạt mức 13.3-13.5 triệu tấn, riêng sản lượng bán nội địa có thể đạt xấp xỉ 10 triệu tấn.
Với kịch bản giá dầu Brent trung bình cả năm ở mức 95 USD/thùng, dự báo doanh thu năm 2022 đạt mức 290,780 tỷ đồng, tăng mạnh 72%. Lợi nhuận trước và sau thuế của PLX lần lượt đạt 2,320 tỷ đồng và 2,160 tỷ đồng, bằng 61% và 69% của năm 2021.
Từ năm 2023, với giả thiết thị trường xăng dầu hoạt động ổn định trở lại, nguồn cung trong nước ổn định từ 2 nhà máy Bình Sơn và Nghi Sơn đáp ứng 70% nhu cầu trong nước, hoạt động của PLX sẽ khởi sắc trở lại và hiệu quả tăng lên. Bên cạnh đó các hoạt động thoái vốn được thực hiện cũng mang lại hiệu quả kinh doanh tốt hơn. PLX dự báo doanh thu có thể đạt 230 nghìn tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 5.55 nghìn tỷ đồng, bằng 79% và 239% so với 2022.
Dựa trên dự báo kết quả kinh doanh, kết hợp các phương pháp định giá cơ bản (DCF, so sánh EV/EBITDA), MBS định giá cổ phiếu PLX ở mức 44,500 đồng/cổ phần.
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm