Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
11:19 26/06/2024

Cây dược liệu trở thành cây trồng thế mạnh ở Hà Nội

Hà Nội xác định đưa cây dược liệu trở thành cây trồng xóa đói giảm nghèo. Bắt đầu thực hiện thí điểm từ năm 2020, sau 4 năm đã có khoảng hơn 200 ha với đa dạng các cây dược liệu khác nhau.

Cây dược liệu trong vài năm trở lại đây được đầu tư phát triển mạnh mẽ tại nhiều địa phương trong cả nước. Hà Nội chính là địa phương có nguồn cây dược liệu lớn, phong phú, đa dạng.

Do đó, trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Hà Nội xác định phát triển các vùng chuyên canh trồng cây dược liệu và hình thành các chuỗi liên kết sản xuất, bảo quản, chế biến, từng bước đưa cây dược liệu trở thành một trong những cây trồng thế mạnh.

Cây dược liệu được Hà Nội xác định trở thành cây trồng thế mạnh giúp xóa đói giảm nghèo cho người dân (Ảnh minh họa).

 

Hiện nay, Hà Nội có khoảng 213ha cây dược liệu, nằm rải rác ở một số địa phương, như: Ba Vì, Sơn Tây, Sóc Sơn, Thạch Thất... Các chủng loại cây dược liệu tương đối đa dạng như cà gai leo, kim ngân hoa, đinh lăng, chè hoa vàng, hoa nhài...

Từ năm 2020, Hà Nội đã thí điểm thử nghiệm các mô hình trồng cây dược liệu theo hướng bền vững, ổn định, góp phần xóa đói giảm nghèo với tổng quy mô 14ha.

Các mô hình này đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, tạo liên kết chuỗi, gắn sản xuất với tiêu thụ và chế biến cây dược liệu, nâng cao thu nhập cho người dân. Đồng thời cũng mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế và làm giàu từ vùng đất đồi gò.

Trồng cây dược liệu này sẽ cho thu nhập cao hơn so với trồng lúa. Tuy nhiên, vấn đề cốt lõi hiện nay là đầu ra cho củ ngưu bàng cũng như các sản phẩm từ cây ngưu bàng để không xảy ra tình trạng mất cân đối cung cầu, đảm bảo cho người nông dân phát triển vùng dược liệu bền vững.

Theo các chuyên gia nông nghiệp, Hà Nội có thế mạnh về phát triển cây dược liệu, tuy nhiên, để bảo đảm chất lượng sản phẩm thu mua, các ngành chức năng cần hỗ trợ nông dân về kỹ thuật sản xuất theo hướng an toàn; hỗ trợ vay vốn đầu tư công nghệ cao cho quá trình thu hái, sơ chế, chế biến sản phẩm, nhằm cung cấp ổn định nguyên liệu cho các doanh nghiệp.

Do vậy, Hà Nội cầnhỗ trợ xây dựng các mô hình cây dược liệu gắn với tiêu thụ sản phẩm; hỗ trợ hình thành các vùng chuyên canh tập trung để trồng cây dược liệu đạt tiêu chuẩn GACP-WHO tại các vùng có điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu phù hợp, với quy mô 400ha vào năm 2025 và 1.000ha vào năm 2030.

Để bảo tồn và phát triển bền vững các giống cây dược liệu, Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch phát triển cây dược liệu trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024-2025.

Theo đó, thành phố Hà Nội ưu tiên phát triển 16 loại cây dược liệu gồm trà hoa vàng, kim ngân hoa, đinh lăng, cà gai leo, xạ đen, râu mèo, sâm bố chính, hương nhu, cỏ ngọt, thanh hao, húng quế, bạc hà, cúc chi, nghệ vàng, gừng, đông trùng hạ thảo tiêu chuẩn cơ bản của GACP, organic và quản lý sản xuất gia đình.

Đọc thêm

Xem thêm