Thị trường hàng hóa
Du lịch toàn cầu đối diện với nhiều thách thức
Covid-19 là một “cơn bão” và một số “biến thể cần quan tâm” của nó là một phần của trạng thái bình thường mới. Việc đi lại sẽ tiếp tục bị hạn chế ở các thị trường nguồn và điểm đến cho đến khi việc tiêm phòng và điều trị hiệu quả làm giảm đáng kể cả rủi ro và nỗi sợ hãi. Niềm tin đã trở thành một vấn đề quan trọng. Hạn chế đi lại trong nước và quốc tế, thất nghiệp trên diện rộng và giảm thu nhập cho nhiều người ở các điểm đến và thị trường nguồn…. đã khiến ngành Du lịch toàn cầu lao đao. Ngành Du lịch thế giới theo thống kê của Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) và Hội đồng du lịch và lữ hành thế giới (WTTC) chiếm 11% mức tiêu thụ toàn cầu (trước khi đại dịch xảy ra) đã gần như rơi vào tê liệt.
Hơn 2 năm việc đi lại và du lịch giữa các điểm đến trên thế giới rất khó khăn, đặt ra tính cấp thiết phải đổi mới, số hoá. Nắm bắt tính bền vững thậm chí còn quan trọng hơn, được củng cố bởi nhu cầu của các nhà đầu tư tích cực”. Các chuyên gia và nhà đầu tư trên thế giới chỉ ra rằng ngành Du lịch đang tụt hậu so với các ngành khác trong việc giải quyết các mục tiêu phát triển bền vững (SDG).
Tuy nhiên, trong khảo sát kinh doanh của Euromonitor, 42% doanh nghiệp du lịch cho biết họ sẽ lùi hoặc hủy bỏ việc phát triển các sản phẩm và dịch vụ bền vững do ảnh hưởng của Covid-19. Khảo sát về nhu cầu của khách du lịch mà Euromonitor thực hiện vào năm 2021 cho thấy, 66% người tiêu dùng trên toàn cầu muốn tác động tích cực đến môi trường thông qua các hành động hàng ngày của họ.
Những đánh giá, khảo sát của Euromonitor International rất đáng tin cậy và được sử dụng nhiều trên thế giới. Đây là Tập đoàn nghiên cứu thị trường được thành lập vào năm 1972 với trụ sở chính tại London (Anh), với hơn 1000 chuyên gia nghiên cứu thị trường và chuyên gia tư vấn toàn cầu cung cấp thông tin thị trường, sách tham khảo, hồ sơ nghiên cứu doanh nghiệp và dự báo thị trường của trên 80 quốc gia.
Phát triển du lịch gắn với bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống, tạo sinh kế cho người dân ở Việt Nam
Bên cạnh đó, đã có rất nhiều cuộc thảo luận về việc phục hồi tốt hơn về du lịch tái tạo, về việc ưu tiên giá trị hơn số lượng và về những thay đổi cần phải có vì mục tiêu bền vững. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp du lịch hiện nay đang gánh mức nợ cao hơn và họ khao khát kinh doanh trở lại. Hiện vẫn chưa rõ lượng khách đã giảm bao nhiêu. Tuy nhiên, vẫn có chỗ để lấp đầy, cạnh tranh với số lượng ít hơn có thể làm giảm giá và giảm khả năng chịu trách nhiệm làm cho ngành Du lịch tốt hơn.
Hơn nửa thế kỷ qua, chúng ta đã trì hoãn không áp dụng nguyên tắc phòng ngừa và nhiều người tiếp tục hi vọng hoặc tin rằng một giải pháp kỳ diệu không gây đau đớn sẽ xuất hiện khi Covid-19 vừa xảy ra. Tuy nhiên, trái đất là hữu hạn, không thể phát triển vô hạn. Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) đã tung ra báo cáo vào tháng 5 năm 2021 rằng có khoảng 40% khả năng nhiệt độ trung bình toàn cầu hàng năm tạm thời đạt 1,5°C trên mức thời kỳ tiền công nghiệp và tỉ lệ này đang tăng dần theo thời gian. Tổng thư ký WMO, GS Petteri Taalas cho biết: “Nhiệt độ tăng đồng nghĩa với việc băng tan nhiều hơn, mực nước biển dâng cao hơn, nhiều đợt nóng hơn và thời tiết khắc nghiệt khác, đồng thời tác động lớn hơn đến an ninh lương thực, sức khỏe, môi trường và sự phát triển bền vững”.
“Liên minh châu Âu đã nhận ra rằng bây giờ họ cần phải thích ứng với Biến đổi khí hậu và đặt ra lộ trình chuẩn bị cho những tác động không thể tránh khỏi của biến đổi khí hậu. Trong khi làm mọi thứ trong khả năng của mình để giảm thiểu biến đổi khí hậu, chúng ta cũng phải sẵn sàng đối mặt với những hậu quả không thể tránh khỏi của nó. Từ những đợt nắng nóng chết người và hạn hán tàn khốc đến những khu rừng bị tàn phá và bờ biển bị xói mòn do mực nước biển dâng cao, biến đổi khí hậu đã và đang gây ra hậu quả nghiêm trọng ở châu Âu và trên toàn thế giới”, GS Petteri Taalas nói.
Thập kỷ quan trọng để phát triển du lịch có trách nhiệm
Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc công nhận: “xóa đói giảm nghèo dưới mọi hình thức và mọi khía cạnh, bao gồm cả nghèo cùng cực, là thách thức toàn cầu lớn nhất và là yêu cầu không thể thiếu để phát triển bền vững”. Cam kết rằng “không ai sẽ bị bỏ lại phía sau”, tham vọng là “thực hiện các bước táo bạo và mang tính biến đổi, những điều cần thiết để chuyển thế giới sang một con đường bền vững và kiên cường”.
Dựa trên thành công của các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, các Mục tiêu Phát triển Bền vững chỉ ra một kế hoạch hành động vì con người, hành tinh và sự thịnh vượng. Có 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững, 169 mục tiêu và 232 chỉ số duy nhất trong Bộ chỉ số theo dõi SDG. Một ấn phẩm miễn phí, truy cập mở để cho phép mọi người quy trách nhiệm cho chính phủ của họ về việc đạt được các mục tiêu đã thỏa thuận.
Không có doanh nghiệp hoặc điểm đến nào có thể hoặc nên mong đợi giải quyết toàn bộ chương trình nghị sự về tính bền vững, tuy nhiên, để mang lại tiến bộ, chúng ta phải tập trung nỗ lực. Xác định các vấn đề quan trọng với các điểm đến, địa phương; xem xét những gì các doanh nghiệp du lịch và khách du lịch có thể đóng góp để giải quyết những vấn đề đó.
Có hàng loạt các vấn đề bền vững thường được lập ra từ phát thải khí nhà kính đến giữ gìn văn hoá, kiến trúc bản địa; từ bảo vệ trẻ em đến phát thải rác thải nhựa... Không phải mọi vấn đề đều quan trọng ở mọi nơi. Có nhiều vấn đề khác nhau nhưng từ rác thải nhựa và nước uống đến việc bảo tồn các công trình di sản đều được các nước quan tâm, thay đổi, thực hiện.
Đặc biệt những vấn đề có tác động toàn cầu như: Phát thải khí nhà kính và biến đổi khí hậu; mất đa dạng sinh học và các bệnh lây truyền từ động vật sang người; rác thải nhựa, ô nhiễm nguồn nước… đều đang là mối đe dọa hiện hữu đối với chúng ta và nhiều loài khác.
Hiện chúng ta đang ở trong thập kỷ quan trọng để hành động đối với các vấn đề về phát triển bền vững và biến đổi khí hậu. Chúng ta càng trì hoãn hành động đối với các mối đe dọa hiện hữu càng lâu thì càng phải trả giá đắt.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc đã viết trong một bản tóm tắt chính sách về Covid-19 và chuyển đổi du lịch từ cuộc khủng hoảng này là “Một cơ hội chưa từng có để chuyển đổi mối quan hệ của du lịch với thiên nhiên, khí hậu và nền kinh tế… Để đảm bảo phân phối công bằng các lợi ích của nó và thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế du lịch không có carbon và có khả năng phục hồi”.
Nhiều người đã hiểu rằng có một cơ hội để “thiết lập lại” lĩnh vực du lịch và lữ hành. Tuy nhiên, vẫn còn phải xem có bao nhiêu điểm đến trên thế giới sẽ tận dụng cơ hội và liệu các Chính phủ có can thiệp để đảm bảo rằng “thảm kịch chung” không ngăn cản những người sẵn sàng thực hiện những thay đổi cần thiết thực hiện điều đó hay không.
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm