Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
19:40 19/03/2023

Các nước nỗ lực hỗ trợ startup vượt qua cơn bão SVB

Sau sự sụp đổ của Ngân hàng thung lũng Silicon (Silicon Valley Bank - SVB), các quốc gia bị ảnh hưởng đều đã nhanh chóng lên các phương án can thiệp mạnh mẽ để hỗ trợ các doanh nghiệp (DN) công nghệ giảm thiệt hại.

SVB, một trong những tổ chức ngân hàng và cho vay lớn nhất phục vụ cho một lượng lớn cộng đồng khởi nghiệp và đầu tư mạo hiểm, đã tuyên bố phá sản vào ngày 10/3 vừa qua. Đây là vụ sụp đổ ngân hàng lớn nhất ở Mỹ kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

Việc này làm rúng động các thị trường tài chính thế giới, khiến hàng tỉ USD tiền gửi của các công ty, nhà đầu tư bị "mắc kẹt". Các nhà lãnh đạo và nhà đầu tư công nghệ trên toàn thế giới rơi vào cuộc khủng hoảng vì ngành công nghệ phụ thuộc rất nhiều vào vốn của Mỹ để thúc đẩy tăng trưởng.

Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi Liên bang (FDIC) trở thành đơn vị tiếp quản và xử lý các vấn đề của SVB. Ở cương vị này, FDIC sẽ thanh lý tài sản của SVB và hoàn tiền cho khách hàng của nhà băng này, bao gồm người gửi tiền và chủ nợ. FDIC cũng đang tìm kiếm một ngân hàng khác sẵn sàng sáp nhập với SVB trong nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng.

Với những tác động mạnh mẽ có thể xảy ra, các chính phủ cũng đã có những hành động nhanh chóng để hỗ trợ các startup giảm thiệt hại nhất có thể.

 

Chính phủ hỗ trợ các startup vượt qua cơn bão SVB

Theo Reuters, FDIC và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sau khi tham vấn Tổng thống Joe Biden đã phê chuẩn một nghị quyết nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng SVB. Thông tin này được đưa ra trong một tuyên bố chung vào tối Chủ nhật (ngày 12/3).

Theo đó, Chính phủ Mỹ tuyên bố hành động để bảo vệ toàn bộ tiền gửi và ngăn chặn bất kỳ ảnh hưởng tài chính lan rộng nào từ vụ sụp đổ bất ngờ của SVB, khẳng định rằng khách hàng của SVB được tiếp cận đầy đủ với tiền gửi của họ bắt đầu từ ngày 13/3.

Trước đó, theo quy định chỉ những khách hàng có khoản tiền gửi dưới 250.000 USD mới có thể rút tiền nhờ được luật liên bang bảo vệ.

Tuyên bố cũng cho biết việc Chính phủ Mỹ vào cuộc trong vụ SVB sẽ không gây ảnh hưởng đến tiền thuế của dân và toàn bộ tiền gửi tại SVB sẽ được đảm bảo được hoàn trả đầy đủ.

Chính quyền Mỹ đánh giá đây là điều cần phải làm nhằm ngăn chặn sự sụp đổ hệ thống quy mô lớn. Hành động này đảm bảo hệ thống ngân hàng Mỹ có thể tiếp tục vai trò bảo vệ các khoản tiền gửi, đồng thời cho các hộ gia đình và DN tiếp cận những khoản vay.

“Ngày hôm nay, chúng tôi có những hành động quyết đoán để bảo vệ nền kinh tế Mỹ bằng cách củng cố niềm tin của công chúng và hệ thống ngân hàng của chúng ta. Bước đi này sẽ đảm bảo hệ thống ngân hàng của Mỹ sẽ tiếp tục đóng những vai trò quan trọng của mình trong việc bảo vệ tiền gửi của người dân và cung cấp tín dụng cho các hộ gia đình và DN sao cho thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và bền vững”, tuyên bố cho biết.

Fed và Bộ Tài chính Mỹ đang gấp rút chuẩn bị các biện pháp khẩn cấp nhằm củng cố hệ thống ngân hàng và đảm bảo khả năng đáp ứng yêu cầu rút tiền của khách hàng.

Trong khi đó, Fed cũng thông báo sẽ cung cấp thêm nguồn vốn thông qua chương trình cấp vốn có kỳ hạn. Chương trình này sẽ cung cấp các khoản vay lên đến một năm cho các tổ chức lưu ký, được hỗ trợ bởi kho bạc và các tài sản khác mà các tổ chức này nắm giữ.

Còn FDIC đang chạy đua để bán tài sản của SVB và hoàn trả phần tiền gửi không được bảo hiểm cho các khách hàng.

Trong khi đó, tại Anh, Chính phủ nước này cũng chuẩn bị một biện pháp can thiệp mạnh mẽ để hỗ trợ rất nhiều DN công nghệ khi tìm cách ngăn chặn thiệt hại do sự sụp đổ của SVB.

Theo Reuters, Bộ trưởng Tài chính Anh Jeremy Hunt cho biết Chính phủ và Ngân hàng Anh đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc bán lại chi nhánh Ngân hàng SVB tại Anh cho Ngân hàng HSBC.

Điều này đảm bảo tiền gửi của khách hàng được bảo vệ và có thể giao dịch ngân hàng như bình thường. “Tôi rất vui vì chúng ta đã đạt được một giải pháp trong thời gian ngắn như vậy", Bộ trưởng Hunt nói ngày 13/3.

Chính phủ Anh đã dành cả cuối tuần qua để vạch ra kế hoạch này, sau khi có nhiều cảnh báo rằng ngành công nghệ và khoa học của Anh sẽ bị ảnh hưởng nếu không có sự can thiệp nào sau khi SVB sụp đổ.

Mặc dù chi nhánh ở Anh của SVB khá nhỏ so với các ngân hàng lớn tại nước này, nhưng SVB vẫn có vai trò to lớn trong thế giới khởi nghiệp.

Theo Bloomberg, các nhà lãnh đạo của khoảng 180 công ty công nghệ đã gửi thư ngỏ tới Bộ trưởng Tài chính Anh Jeremy Hunt rằng việc mất tiền gửi tại SVB có khả năng làm tê liệt lĩnh vực công nghệ, khiến hệ sinh thái công nghệ lùi lại 20 năm.

Nhiều startup ở Anh đã hợp tác với SVB vì SVB cung cấp khoản nợ cho các công ty ở giai đoạn đầu mà những tổ chức cho vay truyền thống sẽ không cho vay. Các điều khoản của các hợp đồng cho vay này thường bao gồm yêu cầu giữ tiền mặt khi ký gửi tại SVB. Một số nhà đầu tư mạo hiểm cho rằng có ít lựa chọn thay thế cho SVB ở Anh hơn ở Mỹ.

Trong một tuyên bố, Giám đốc điều hành HSBC Noel Quinn cho biết với việc mua lại này sẽ đảm bảo khách hàng của SVB tại Anh có thể tiếp tục giao dịch ngân hàng như bình thường, an toàn khi biết rằng tiền gửi của họ được hỗ trợ bởi sức mạnh, sự an toàn và bảo mật của HSBC.

“Việc mua lại này có ý nghĩa chiến lược tuyệt vời đối với hoạt động kinh doanh của chúng tôi tại Anh. Nó củng cố quyền kinh doanh ngân hàng thương mại của chúng tôi và tăng cường khả năng phục vụ các công ty đổi mới và phát triển nhanh, bao gồm cả lĩnh vực công nghệ và khoa học đời sống, ở Anh và quốc tế”, Giám đốc điều hành Ngân hàng HSBC Noel Quinn chia sẻ.

Các cơ quan trong ngành đại diện cho các startup hoan nghênh thỏa thuận tiếp quản này vì đã bảo vệ họ khỏi tình trạng hỗn loạn tài chính, bao gồm cả lĩnh vực công nghệ sinh học, nơi có khoảng 40% công ty liên kết với SVB Anh.

Piotr Pisarz, Giám đốc điều hành của Uncapped, một startup công nghệ tài chính chuyên cho các startup khác vay, cho biết cuộc giải cứu HSBC là “tin tuyệt vời” đối với hệ sinh thái khởi nghiệp tại Anh.

Trong khi đó, tại châu Á, Bộ trưởng Công nghệ Ấn Độ cũng đã có buổi họp trực tuyến với các startup ngày 14/3 để thảo luận về những tác động sau sự sụp đổ của SVB cũng như cách thức chính phủ nước này có thể hỗ trợ.

Trong một tuyên bố đăng trên Twitter, Bộ trưởng Chandrasekhar nhấn mạnh tầm quan trọng của các startup đối với nền kinh tế mới của Ấn Độ.

Ấn Độ là một trong những thị trường khởi nghiệp lớn nhất thế giới, với nhiều công ty đã có giá trị tài sản lên tới hàng tỷ USD trong những năm gần đây và đã nhận được sự ủng hộ của các nhà đầu tư nước ngoài - vốn đặt cược lớn vào kỹ thuật số và nhiều công ty công nghệ khác.

Theo đó, nhằm hạn chế những tác động của SVB, Bộ trưởng Bộ Công nghệ Ấn Độ Rajeev Chandrasekhar đưa ra danh sách đề xuất với Bộ Tài chính để giải quyết vấn đề này.

"Chính phủ Ấn Độ quyết tâm đảm bảo không có trục trặc hay gián đoạn nào trong quá trình phát triển của các startup. Chúng ta nên tập trung cao độ để vượt qua cơn bão này và nhìn về tương lai. Tôi sẽ tập hợp một danh sách các đề xuất với Bộ Tài chính về vấn đề này", Bộ trưởng Bộ Công nghệ Ấn Độ nói.

Những đề xuất này sẽ bao gồm các cách mở rộng hạn mức tín dụng cho các công ty mới thành lập bị ảnh hưởng, làm cho các quy tắc mở tài khoản tại các ngân hàng của Trung tâm Dịch vụ tài chính quốc tế (IFSC) ở GIFT City trở nên dễ dàng hơn cũng như phản ánh các sản phẩm tín dụng có sẵn ở Mỹ.

Ngoài ra, Chính phủ Ấn Độ cũng xem xét liệu có thể cung cấp nhiều sản phẩm tín dụng hơn, như ở Mỹ, cho các startup hay không và giúp họ chuyển từ SVB sang bất kỳ ngân hàng Ấn Độ nào khác ở Mỹ một cách dễ dàng hơn./.

Đọc thêm

Xem thêm