Thị trường hàng hóa
Liên quan đến triển vọng của kinh tế Việt Nam, báo cáo Triển vọng kinh tế khu vực Châu Á - Thái Bình Dương cập nhật ngày 13/4, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm nay sẽ đạt 5,8% - đứng thứ 2 khu vực cùng với Campuchia và chỉ xếp sau Philippines với dự báo tăng trưởng 6%.
Mức tăng trưởng này thấp hơn đôi chút so với nhận định đưa ra tháng 1/2023 là 6,2% song nhiều khả năng Việt Nam vẫn lọt top 15 nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất của thế giới.
“Dự báo cho năm 2024, cơ quan này cho rằng nền kinh tế Việt Nam sẽ phát triển với tốc độ nhanh nhất Đông Nam Á ở mức 6,9%”, báo cáo của IMF nhận định.
Về lạm phát, IMF cho rằng lạm phát năm 2023 và 2024 của Việt Nam vẫn giữ được ổn định và không tăng quá cao, lần lượt ở mức 5% và 3%.
Đáng chú ý trước đó ngày 4/4/2023, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) trong báo cáo Triển vọng phát triển châu Á được công bố ngày 4/42023.
Theo báo cáo này, kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng ở mức 6,5% năm 2023 và 6,8% năm 2024, cao nhất trong khu vực Đông Nam Á. Tỉ lệ lạm phát ở Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục tăng lên 4,5% năm 2023 trước khi giảm nhẹ xuống còn 4,2% trong năm 2024.
Các dự báo này đưa ra trong bối cảnh Việt Nam đi qua quý đầu tiên của năn 2023 với mức tăng trưởng thấp so với cùng kỳ nhiều năm và để có được những con số như dự báo nêu trên đòi hỏi sự tăng trưởng và nỗ lực không nhỏ của cả nền kinh tế, nhất là khi đại dịch Covid-19 đã phơi bày những lỗ hổng trong cấu trúc của nền kinh tế.
Tuy nhiên hiện Chính phủ Việt Nam đang dành những nỗ lực cao nhất để tháo gỡ những khó khăn cản trở nền kinh tế tăng trưởng bao gồm cả yếu tố thể chế, thúc đẩy đầu tư công và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Với tốc độ tăng trưởng cao thuộc top đầu thế giới, khả năng thoát khỏi "bẫy thu nhập trung bình" (middle income trap) của Việt Nam vẫn rộng mở. GDP của Việt Nam vào năm 2028 sẽ tương đương với những gì Trung Quốc đạt được vào năm 2013 khi chưa tính đến lạm phát.
Nếu xét theo sức mua, GDP PPP đầu người của Việt Nam vào năm này sẽ chạm mốc 21.210 USD/người - gần tương đương với những nền kinh tế trong nhóm G20 như Indonesia hay Brazil (21.320 USD/năm và 21.350 USD/năm). Con số này cũng tương đương 2/3 sức mua trung bình của mỗi người dân Trung Quốc.
Dự kiến đến năm 2028, GDP bình quân đầu người của Việt Nam sẽ đứng thứ 4 trong số 9 nền kinh tế đang phát triển tại ASEAN, xếp sau Malaysia, Thái Lan và Indonesia.
Lúc này, kinh tế Malaysia dự báo dẫn đầu với mức GDP bình quân khoảng 18.000 USD/người/năm, theo sau là Thái Lan với 10.900 USD/người/năm và Indonesia là hơn 7.000 USD/người/năm.
Vẫn theo IMF, nợ công của Việt Nam vào năm 2028 sẽ chỉ còn khoảng 31,3%GDP - giảm mạnh từ mức đỉnh 47,5% của năm 2016. Đặc biệt, trong năm 2023, dự báo nợ công của nước ta sẽ ở mức thấp nhất trong số các nền kinh tế ASEAN với 36,3%.
Tính đến 2028, tỷ lệ nợ công trong nước có thể chạm mức thấp nhất 2 thập kỷ gần đây, trong khi Mỹ và Trung Quốc đang đẩy khối nợ toàn cầu lên mức cao mới. Theo các chuyên gia tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế, nợ công của Mỹ và Trung Quốc có khả năng tăng trưởng nhanh đến mức sẽ đẩy nợ công toàn cầu về lại đỉnh của thời kỳ đại dịch.
Trở lại khu vực ASEAN, nợ công của Việt Nam năm 2028 dự báo tiếp tục thấp nhất khu vực, sau đó là Indonesia với 37,3% GDP và Thái Lan với 41,6% GDP.
Trong khi đó, Singapore và Lào là hai nền kinh tế dự báo nợ công cao nhất vào năm 2028, lần lượt khoảng 136,8% GDP và 104,1% GDP.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm