Thị trường hàng hóa
Theo cuộc khảo sát của Công ty Năng lượng Engie Impact, các công ty và địa phương hầu hết đều không phối hợp với nhau quá trình khử cacbon trong không khí. Chỉ 37% địa phương và doanh nghiệp được khảo sát đã hợp tác và thực hiện có chiến lược mục tiêu không phát thải nhà kính nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu. Thậm chí, trong các doanh nghiệp, chỉ 28% nhân sự (ngoại trừ giám đốc các bộ phận) có hành động thiết thực trong tiến trình chuyển đổi này.
Mục tiêu phát thải ròng bằng 0 không thể riêng trụ sở công ty thúc đẩy thực hiện mà phải được toàn bộ tổ chức hưởng ứng, từ địa điểm, nhân viên sản xuất đến hoạt động bán hàng, đơn vị kinh doanh, hoạt động giao hàng,…tất cả đều phải hỗ trợ C-suite (Các chức danh của giám đốc điều hành cấp cao) thực hiện. Những doanh nghiệp ứng phó nhanh và toàn diện trong cuộc đua tới Net Zero sẽ đạt được lợi thế của người tiên phong.
Khảo sát của Engie Impact cũng cho thấy chỉ 16% công ty tự tin có nguồn tài chính vững vàng trong việc đầu tư năng lượng tái tạo thúc đẩy quá trình giảm phát thải và đến 69% công ty không đủ điều kiện tài chính. Tương tự, số lượng công ty tự tin sử dụng các mô hình hợp đồng và các khoản tín dụng cho các hoạt động khử cacbon là 11% và 48% doanh nghiệp không đồng ý.
Dù các nền kinh tế đang có nhiều cơ chế hỗ trợ và các khoản tài trợ cho doanh nghiệp góp phần giảm chi phí trong quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo và đẩy nhanh mức giảm phát thải khí nhà kính toàn cầu. Nhưng chỉ 31% công ty có thể tiếp cận với các gói tài chính bền vững, chẳng hạn như các khoản vay và trái phiếu, để phân bổ vốn cho các dự án khử cacbon. Trong khi đó, chỉ 11% doanh nghiệp cho biết họ đang sử dụng các mô hình hợp đồng tài chính sáng tạo, ví dụ: chuyển trách nhiệm tài chính cho bên thứ ba thông qua vốn cổ phần tư nhân, nợ doanh nghiệp, trợ cấp… để tăng trưởng xanh.
Tại Hàn Quốc, lĩnh vực sản xuất thép phát thải nhiều carbon nhất với 117 triệu tấn mỗi năm, chiếm 30% tổng lượng khí thải carbon ở lĩnh vực công nghiệp. Mặc dù các doanh nghiệp đang phát triển công nghệ sử dụng hydro làm nhiên liệu thay thế cho than đá, nhưng phải tới năm 2050 mới có thể áp dụng vào công đoạn sản xuất.
Ngành gây ra phát thải khí nhà kính nhiều thứ hai là hóa dầu và thứ ba là sản xuất xi măng cũng đang được phát triển các công nghệ không phát thải carbon, nhưng dự kiến sẽ phải mất hơn 20 năm nữa những công nghệ này mới có thể thương mại hóa. Cam kết hướng tới phát thải ròng bằng 0 của nước này có thể ảnh hưởng tới lĩnh vực công nghiệp nặng sử dụng chủ yếu than đá, cũng như tới toàn bộ nền kinh tế Hàn Quốc.
Để thành công trong quá trình chuyển đổi Net Zero, các nhà quản lý doanh nghiệp cần được trang bị những thông tin chi tiết về dữ liệu carbon trong từng thời điểm và nhằm đưa ra quyết định khắc phục kịp thời. Tuy nhiên, hơn một nửa tổng số các nhà lãnh đạo doanh nghiệp thừa nhận rằng các hoạt động kinh doanh của họ hiện không được kết hợp tính toán dữ liệu về khí thải. Đến 97% công ty không có khả năng tính toán được lượng cacbon thải ra cho toàn tổ chức.
Khảo sát về mức độ liên kết giữa cơ chế giảm lượng cacbon với các quyết định đầu tư và kinh doanh là 3%. Trong khi đó, để thực hiện giảm phát thải ròng, các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp trong lĩnh vực năng lượng sẽ đóng vai trò quan trọng, là đầu tàu để các doanh nghiệp khác cùng áp dụng các giải pháp chuyển dịch năng lượng theo hướng sạch hơn và bền vững hơn.
Cam kết hướng tới Net Zero đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng sáng tạo, tạo nên một sự chuyển đổi liên tục và toàn diện trong chiến lược, công nghệ và mô hình hoạt động. Muốn thay đổi những ảnh hưởng của doanh nghiệp lên môi trường và khí hậu, phải bắt đầu từ cấp cao nhất trong công ty. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần chủ động và tích cực chia sẻ về những cam kết mà doanh nghiệp muốn thực hiện cho mục tiêu Net Zero.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm