Thị trường hàng hóa
Tên thương hiệu (Brand name) là tên được nhà sản xuất hoặc tổ chức áp dụng cho một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể.
Tên thương hiệu là một trong những quyết định không thể thiếu trong quá trình tạo lập và xây dựng thương hiệu.
Một cái tên hiệu quả sẽ không chỉ giúp doanh nghiệp khẳng định sự hiện diện của mình trên thương trường, giúp khách hàng dễ ghi nhớ mà nó còn có thể là công cụ để doanh nghiệp truyền thông dễ dàng và mang lại nhiều lợi nhuận hơn trong tương lai.
Tên thương hiệu chính là thông điệp mà doanh nghiệp muốn gửi gắm. Thương hiệu phải truyền đạt đến khách hàng giá trị nào đó. Khơi gợi hình ảnh, kết nối các cảm xúc tích cực, gắn kết giữa doanh nghiệp với khách hàng.
Nổi bật chính là sự khác biệt, dễ nhớ. Doanh nghiệp sẽ nổi bật giữa hàng ngàn đối thủ nhờ cái tên ấn tượng. Nâng cao sự cạnh tranh trên thương trường kinh doanh.
Không chỉ đặt tên dễ đọc, dễ viết, dễ phát âm và khả năng bảo vệ cao. Đặt tên cho thương hiệu cần hướng đến sự trường tồn qua năm tháng. Qua quá trình phát triển, tên thương hiệu vẫn bền vững. Thích ứng tốt với đa dạng những dòng sản phẩm cũng như chiều hướng kinh doanh mới.
Đảm bảo rằng tên này chưa được sử dụng vì các quy tắc liên quan đến đăng ký tên khác nhau ở các quốc gia khác nhau.
Thương hiệu có thể truyền tải tên của thương hiệu dưới các ngôn ngữ thiết kế: icon, logo, màu sắc,…
Những cái tên thuộc nhóm mô tả (Descriptive) là những tên dễ dàng truyền đạt sản phẩm hoặc dịch vụ được cung cấp bởi một công ty.
Tuy nhiên cũng chính bởi điều này cái tên đó thường có xu hướng kém nổi bật.
Mặc dù có tính thiết thực và sự tiện dụng cao, tuy nhiên những cái tên mang tính mô tả để lại rất ít chỗ cho sự sáng tạo hoặc phát triển một cách đa dạng trong tương lai.
Các thương hiệu này thường dựa vào một khẩu hiệu thông minh để thực hiện công việc kể chuyện hoặc truyền đạt thông điệp.
Ví dụ như:
Ưu điểm của tên mô tả là chúng truyền đạt rõ ràng và mạch lạc năng lực cốt lõi và câu chuyện thương hiệu.
Nhược điểm tiềm ẩn là chúng có thể sẽ cản trở tiềm năng thương hiệu khi nó phát triển và hạn chế sự đa dạng trong phương thức truyền thông.
Một điểm trừ nữa của loại tên này là khá khó để bảo hộ bởi chúng chủ yếu dựa trên các từ hoặc cụm từ phổ biến.
Lexical brand name – là các tên thương hiệu dựa vào yếu tố chơi chữ để có khả năng ghi nhớ tốt.
Một số loại hình cơ bản trong tên thương hiệu này có thể kể đến như: Chơi chữ, cụm từ, từ ghép, từ điệp, từ tượng thanh, lỗi chính tả, và từ mượn nước ngoài.
Tên thương hiệu Lexical là lựa chọn khá thông minh, một số ví dụ tiêu biểu có thể kể đến như:
Tuy nhiên, việc đặt tên theo lối chơi chữ cũng có những nhược điểm nhất định.
Các khách hàng trong thời đại hiện nay đã bị tấn công quá nhiều bởi những kỹ thuật Marketing trong đó có việc sử dụng lối chơi chữ.
Do đó, cái tên cần phải cực kỳ tinh tế và sáng tạo.
Đây là cách thức đặt tên cơ bản nhất, “cổ xưa” nhất từ những thuở sơ khai của Branding.
Tuy nhiên, sở hữu một lịch sử lâu đời không có nghĩa là loại tên này có hiệu quả.
Mặc dù rất đa dụng và dễ sử dụng, tuy nhiên các từ viết tắt thường rất thiếu ý nghĩa và khó truyền đạt cảm xúc.
Một số thương hiệu nổi tiếng, sử dụng tên viết tắt có thể kể đến như:
Bởi lẽ, cụm từ “Fried Chicken – Gà rán” đem lại cảm giác tiêu cực cho sức khỏe của khách hàng, là điều tối kỵ khi kinh doanh nhà hàng.
Điểm trừ lớn nhất, các tên thương hiệu viết tắt sẽ cực kỳ khó để khiến khách hàng ghi nhớ và càng khó hơn trong câu chuyên bảo hộ thương hiệu.
Các thương hiệu đôi khi gắn liền với một khu vực, một vùng cụ thể, ví dụ:
Tên thương hiệu địa lý là những tên thấm nhuần yếu tố văn hóa và lịch sử với một địa điểm cụ thể.
Mọi người sẽ thường bắt gặp các công ty sử dụng loại tên này khi đối tượng khách hàng và thị trường của họ tập trung tại một khu vực nhất định.
Đặt tên hoặc đổi tên thương hiệu theo khu vực quê hương của nó rõ ràng là có những hạn chế cố hữu.
Phát triển vượt trội so với khu vực bắt đầu là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất đã đến lúc phải đổi mới thương hiệu (Rebrand).
Vì chỉ cần gắn tên một thành phố với một sản phẩm hoặc dịch vụ, hầu hết các tên này đều đã được sử dụng và bảo hộ.
Những tên thương hiệu được đặt theo người sáng lập thường để khơi gợi yếu tố kính trọng với những di sản họ để lại.
Một số thương hiệu nổi bật có thể kể đến:
Những tên thương hiệu dựa vào người sáng lập có thể dễ dàng được bảo hộ, nhưng tuy vậy, nó lại quá gắn liền với câu chuyện của một cá nhân.
Do đó rất dễ đổ vỡ nếu thương hiệu cá nhân của người sáng lập gặp phải vấn đề.
Đồng thời, việc xây dựng thương hiệu sẽ cần thực hiện song song, cho cả cá nhân và doanh nghiệp.
Ngoài ra, đừng quên xem xét các yếu tố liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ và bản quyền hình ảnh khi đặt tên cho thương hiệu của mình.
Phần hay nhất về tên thương hiệu là nếu như không thể tìm thấy từ hoàn hảo, luôn có một cách để có thể thể tạo ra một từ mới.
Các tên được phát minh được chế tạo từ nguyên liệu không có gì đặc biệt vậy nên nếu muốn nó trở nên thật thành công thì hãy khiến nó thật khác biệt.
Những cái tên được phát minh mang lại phạm vi sáng tạo tốt nhất cho một thương hiệu, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng dễ gây ấn tượng.
Nhiều tên được sáng chế được xây dựng từ tiếng Latinh, tiếng Hy Lạp hoặc các từ gốc nước ngoài khác và được sửa đổi để thể hiện tốt nhất tính cách của thương hiệu.
Các ví dụ về tên thương hiệu đã được phát minh bao gồm:
Cố ý viết sai chính tả một chữ cái để có thể tận dụng ý nghĩa ban đầu của nó trong khi loại bỏ những lo ngại về nhãn hiệu là một cách tiếp cận khác đối với những cái tên được phát minh đã gây dựng được thương hiệu như cách Flickr và Tumblr sử dụng.
Mỗi thương hiệu ở trên đã cố gắng xây dựng giá trị thương hiệu hoành tráng với tên do họ phát minh ra trong rất nhiều năm.
Thách thức với tên thương hiệu phát minh là chúng không có những định nghĩa rõ ràng, và nhiệm vụ của doanh nghiệp là cần xây dựng câu chuyện xung quanh cái tên.
Mặc dù có thể rất dễ dàng để bảo hộ, các tên này đòi hỏi chi phí Marketing khổng lồ cũng như thời gian năm tháng để xây dựng được câu chuyện xung quanh cái tên ấy.
Đây có thể nói là “đỉnh của chóp" trong việc đặt tên thương hiệu.
Trên thực tế, nó cũng đã khai sinh ra rất nhiều thương hiệu nổi tiếng trường tồn theo thời gian.
Evocative names, như cái tên của nó, các tên mang yếu tố khơi gợi sử dụng gợi ý hoặc mang tính chất ẩn dụ cho những trải nghiệm hoặc định vị của thương hiệu.
Với cái tên ẩn chứa một câu chuyện bên trong thực sự có thể trở thành một phương pháp Marketing tuyệt vời.
Những cái tên khơi gợi thường rất sáng tạo và độc đáo, đó có thể là điểm khởi đầu cho một tiếng nói thương hiệu mạnh mẽ.
Bởi chúng thường để lại một suy nghĩ trong lòng khách hàng, những cái tên có sức gợi cho phép các doanh nghiệp kể một câu chuyện thương hiệu mạnh mẽ, một câu chuyện mà thậm chí còn mang giá trị lớn hơn cả sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ cung cấp.
Các ví dụ về tên thương hiệu có sức gợi mở bao gồm:
Nike (Cái tên lấy cảm hứng từ nữ thần chiến thắng của Hy Lạp)
Bởi tính nguyên bản và sự độc đáo, các tên thương hiệu mang tính khơi gợi thường dễ được bảo hộ hơn tên miêu tả.
Tuy vậy, chúng đòi hỏi tính liên kết cực cao với cấu trúc và mô hình của doanh nghiệp, nếu không đó sẽ như “một phát đạn tự bắn vào chân mình”.
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm