Thị trường hàng hóa
Ngày nay, phần lớn người tiêu dùng nghiên cứu thương hiệu trực tuyến trước khi họ đặt chân vào cửa hàng thực tế để mua sản phẩm. Do hành trình trải nghiệm của khách hàng hiện có vô số điểm tiếp xúc trên các thiết bị khác nhau, nên các doanh nghiệp cần phải tích hợp đầy đủ các kênh để cung cấp trải nghiệm mua sắm toàn diện, dễ dàng và nhất quán.
Nhìn chung, mục đích của mua sắm đa kênh là tích hợp liền mạch các kênh bán hàng trực tuyến và vật lý của công ty. Khi thực hiện đúng quy trình, chiến lược đa kênh là động lực thúc đẩy doanh thu phát triển bền vững. Trên thực tế, theo nghiên cứu của Google, chiến lược đa kênh có thể giúp doanh nghiệp tạo ra khoảng 80% lượt ghé thăm hệ thống cửa hàng.
Trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR) và thực tế ảo tăng cường (AR) đang thay đổi hành trình trải nghiệm mua sắm trực tuyến của khách hàng với những công cụ như chatbots hỗ trợ AI; showroom ảo, sa bàn ảo, trợ lý ảo; mua sắm được cá nhân hóa hỗ trợ AI; ứng dụng AR giúp tái tạo thế giới thực trên nền tảng trực tuyến.
Đặc biệt, các công cụ kể trên cung cấp trải nghiệm mua sắm dễ dàng hơn, thú vị hơn cho người tiêu dùng. Khi kết hợp, công nghệ AI, VR và AR cùng các tính năng tinh chỉnh sản phẩm hỗ trợ khách hàng lựa chọn sản phẩm dễ dàng hơn và phù hợp hơn.
Trong kỷ nguyên thông tin, các thương hiệu liên tục cạnh tranh nhau để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng. Trên cơ sở đó, giao tiếp bằng hình ảnh trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Các doanh nghiệp đang sử dụng các chiến thuật thị giác như chụp ảnh 360 độ, video 360 tương tác (interactive) và ứng dụng trải nghiệm thực tế ảo VR nhằm thu hút thêm khách hàng. Cũng giống như chiến lược đa kênh, thương mại trực quan có thể giúp công ty tăng doanh thu. Theo nghiên cứu của Shopify, nếu những khách hàng đã xem một sản phẩm trong môi trường thực tế ảo thì khả năng cao (65%) họ sẽ quyết định mua sản phẩm đó sau này.
Định giá động là hành động doanh nghiệp điều chỉnh giá nhằm phản ánh nhu cầu thực tế của người tiêu dùng. Mặc dù đây không phải là một hiện tượng mới, nhưng AI và công nghệ mới đã làm cho việc điều chỉnh và cân bằng giá trở nên chính xác hơn và dễ tiếp cận hơn.
Tất nhiên, cơ sở cho mọi sự thay đổi vẫn phải dựa vào dữ liệu hành vi của người tiêu dùng. Các công ty như Amazon đã triển khai công nghệ giúp công ty tối ưu hóa chiến lược giá của mình. Doanh nghiệp khác hoàn toàn có thể nhìn vào Amazon để áp dụng mô hình công nghệ nhằm gia tăng doanh thu đáng kể.
Nhìn chung, mục đích của đổi mới công nghệ là làm cho trải nghiệm mua sắm trực tuyến của khách hàng trở nên liền mạch nhất có thể và thanh toán là một phần quan trọng của quá trình đổi mới đó. Điều quan trọng là các doanh nghiệp phải cung cấp cho khách hàng nhiều tùy chọn thanh toán và tối giản nhất có thể để giảm tình trạng bỏ giỏ hàng. Theo báo cáo mới đây của Shopify, tỉ lệ bỏ giỏ hàng trên nền tảng mobile lên tới 86%, 55% trong số đó liên quan đến thủ tục thanh toán và chi phí thực hiện đơn hàng.
Hiện tại, có một số tùy chọn thanh toán như ví kỹ thuật số (digital wallet), thanh toán di động (mobile payment) và tiền điện tử (cryptocurrency). Trong bối cảnh các công ty trên thế giới ngày càng cởi mở hơn với công nghệ blockchain và sử dụng tiền điện tử làm phương thức thanh toán, tiền điện tử trở nên phổ cập hơn bao giờ hết.
Với nhiều người, sự tập trung vào web3 đã trở nên rõ nét hơn khi metaverse xuất hiện và quảng bá rộng rãi. Mặc dù, hai khái niệm trên được liên kết chặt chẽ với nhau nhưng tính đến lúc này chúng lại chưa thể thay thế cho nhau.
Web3 đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện hóa metaverse, đặc biệt trong bối cảnh web3 sử dụng công nghệ blockchain làm nền tảng và cryptocurrency làm phương tiện thanh toán. Nhìn chung, web3 cho phép thế giới ảo tồn tại trong môi trường trực tuyến và có thể truy cập được thông qua trình duyệt web.
Phát triển công nghệ là nhu cầu thiết yếu và có những tác động nhất định đến sự phát triển của thương mại điện tử. Dự kiến, kỳ vọng của người tiêu dùng vẫn sẽ tiếp tục định hình phương thức bán hàng của các thương hiệu cũng như doanh nghiệp. Tóm lại, việc ứng dụng v-commerce (thương mại thực tế ảo) vào mô hình bán hàng trực tuyến hứa hẹn nâng cấp trải nghiệm của người tiêu dùng.
Web3 (hay Web 3.0, Semantic Web) là web thế hệ thứ ba. Web 3.0 giúp ứng dụng không cần phụ thuộc quá nhiều vào thiết bị. Apple Siri, với công nghệ nhận diện giọng nói và trí tuệ nhân tạo AI, là một ví dụ điển hình của Web 3.0. |
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm