Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
10:00 27/10/2023

5 giải pháp thúc đẩy thương mại điện tử bền vững

Thương mại điện tử (TMĐT) là tiên phong của kinh tế số. Tuy nhiên, môi trường kinh doanh số cũng có nhiều yếu tố khó lường. Do đó, cần có phương pháp, quy trình kinh doanh và kênh bán hàng mới.

Đây là nhận định của ông Nguyễn Bình Minh, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội TMĐT (VECOM) tại Hội thảo khoa học quốc gia “Phát triển kinh tế số bền vững” do Trường Đại học Mở Hà Nội tổ chức ngày 25/10.

Kinh tế số là động lực và trụ cột chính trong phát triển kinh tế

Phát biểu tại Hội thảo, PGS. TS. Nguyễn Thị Nhung, Hiệu trưởng Trường ĐH Mở Hà Nội nhấn mạnh, kinh tế số là động lực và trụ cột chính trong phát triển kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Phát triển kinh tế số sử dụng công nghệ số cùng dữ liệu số để tạo ra mô hình hợp tác, kinh doanh kiểu mới, phù hợp với xu thế phát triển của công nghệ hiện đại.

Kinh tế số mang đến nhiều cơ hội to lớn cho nền kinh tế như giảm chi phí, tăng năng suất lao động, tăng khả năng cung cấp sản phẩm dịch vụ hiện đại cho khách hàng; tăng khả năng tiếp cận thông tin, dữ liệu, kết nối, hợp tác để nâng cao năng lực cạnh tranh…

Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố thuận lợi và cơ hội, PGS. TS. Nguyễn Thị Nhung cũng cho biết, Việt Nam hiện đang đối mặt với nhiều rào cản trong quá trình phát triển kinh tế số, đặc biệt là vấn đề phát triển bền vững, bao gồm phát triển đồng bộ cả về kinh tế, xã hội và đảm bảo về môi trường.

Cũng chia sẻ tại Hội thảo, ông Trần Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Kinh tế số và Xã hội số, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) khẳng định chuyển đổi số (CĐS) là phương thức mới có tính đột phá rút ngắn quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, góp phần phát triển kinh tế bền vững nói chung và kinh tế xanh nói riêng. Kinh tế số là hoạt động kinh tế trên môi trường mạng với nhiều mô hình mới, rút ngắn quá trình triển khai các mô hình kinh tế cũ. CĐS và kinh tế số giúp hạn chế sử dụng các nguồn nhiên liệu hóa thạch như xăng dầu, than đá... góp phần giảm phát thải khí nhà kính.

CĐS và kinh tế số dựa trên tư liệu sản xuất mới là dữ liệu. Dữ liệu không mất đi như các nguồn tài nguyên thiên nhiên mà còn sinh ra trong quá trình hoạt động, làm cho thiết bị trở nên thông minh hơn và giúp đỡ con người nhiều hơn.

Ông Trần Minh Tuấn: Muốn phát triển kinh tế số bền vững phải có quản trị số.

Theo ông Trần Minh Tuấn, Bộ TT&TT được Chính phủ giao nhiệm vụ thúc đẩy kinh tế số trên cả nước. Trong thời gian qua, Bộ đã triển khai và trình Chính phủ ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật. Đặc biệt, Bộ cũng đã xây dựng, trình Chính phủ dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi). Tại kỳ họp tháng 6/2023, Quốc hội đã thông qua Luật này và sẽ chính thức có hiệu lực thi hành từ 01/7/2024.

Vụ trưởng Vụ Kinh tế số và Xã hội số cũng cho biết thêm, Bộ TT&TT và các bộ ngành liên quan hiện đang soạn thảo nghị định hướng dẫn Luật và các thông tư để sớm đưa Luật giao dịch điện tử (sửa đổi) đi vào cuộc sống, thúc đẩy kinh tế số phát triển bền vững.

Hoạt động phát triển kinh tế số trong thời gian vừa qua cũng được đánh giá là rất cao. Theo ông Trần Minh Tuấn, tốc độ phát triển kinh tế số của Việt Nam hiện nay gấp 3 lần tốc độ phát triển GDP. Với tốc độ phát triển như vậy sẽ kéo tốc độ phát triển GDP cao hơn.

Ngoài ra, đại diện Bộ TT&TT cũng nhấn mạnh, mặc dù kinh tế số không gây hại nhiều cho môi trường nhưng bản chất kinh tế số vẫn là sử dụng nhiều năng lượng. Hiện nay, các trung tâm dữ liệu ở các nước phát triển thế giới tiêu thụ khoảng 2 - 3% tổng năng lượng quốc gia. Trong khi đó, Việt Nam đang tiêu thụ gần 1% năng lượng điện quốc gia. Vỏ bìa carton của hệ thống TMĐT cũng gây rác thải không cần thiết. Thời gian tới, Bộ TT&TT, Bộ Công Thương và các bộ liên quan sẽ có hướng dẫn các nhà cung cấp TMĐT sử dụng vật liệu đóng gói thân thiện môi trường.

Bên cạnh đó, Bộ TT&TT cũng đặc biệt quan tâm đến việc thúc đẩy CĐS trong doanh nghiệp (DN). Đây là lực lượng rất quan trọng trong nền kinh tế, đặc biệt là các DN nhỏ và vừa chiếm đến 90% tổng DN của cả nước.

Để thúc đẩy nhanh quá trình CĐS DN, Bộ TT&TT khuyến nghị các DN sử dụng 30 nền tảng số dùng chung do các DN công nghệ số cung cấp miễn phí từ 3 - 6 tháng. Hiện nay, đã có hơn 30% số lượng DN vừa và nhỏ trên toàn quốc gia đang sử dụng các nền tảng miễn phí này.

Đặc biệt, đại diện Bộ TT&TT cũng khuyến nghị các DN nên chuyển đổi từng khâu lên môi trường số chứ không bắt buộc phải làm toàn bộ, đồng thời phải có lộ trình chắc chắn. Bên cạnh đó, các tập đoàn lớn phải là đầu tàu trong CĐS, dẫn dắt kinh tế số phát triển.

Cuối cùng, ông Trần Minh Tuấn cho rằng muốn phát triển kinh tế số bền vững phải có quản trị số, sử dụng các công cụ quản trị số đo lường online theo ngày, giờ tháng, chứ không dựa vào báo cáo của các bộ, ngành và các địa phương, DN. Với những dữ liệu như vậy, các cơ quan chức năng có thể đưa ra những quyết định cho những vấn đề về kinh tế số một cách nhanh chóng, kịp thời dựa trên dữ liệu.

5 giải pháp kinh doanh TMĐT bền vững

TMĐT được xem là lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số. Tuy nhiên, môi trường kinh doanh hiện nay có nhiều yếu tố bất ngờ, chẳng hạn như đại dịch COVID-19 đã khiến hoàng loạt DN sụp đổ, hay các sự cố khác như các cuộc chiến địa chính trị, nhiều hình thức hợp tác đa cực mới, cùng với đó là xu hướng vũ khí hóa các chính sách kinh tế, lạm dụng cấm vận, lạm dụng các loại tiền tệ, phá giá tiền tệ... Nhu cầu thị trường thế giới suy giảm mạnh, các DN truyền thống ngày càng thu hẹp vì lệ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, lệ thuộc vào năng lượng quá nhiều.

Trong bối cảnh đó, đòi hỏi cần có phương pháp kinh doanh mới, kênh bán hàng mới, quy trình kinh doanh mới, và các mô hình TMĐT mới để tối đa hóa năng suất lao động. TMĐT là nơi kiến tạo những giá trị mới giúp đẩy mạnh quá trình phát triển kinh doanh của các nền kinh tế trong thời kỳ này.

Cuộc CMCN 4.0 đã tạo ra xu hướng CĐS trên toàn cầu. Các quốc gia trong khu vực đều đã CĐS mạnh mẽ, và Việt Nam đặc biệt có lợi thế rất lớn về dân số trẻ, có tri thức tốt, tiếp thu công nghệ số nhanh. Tuy nhiên bên cạnh đó, cũng còn có những rào cản nhất định.

Chia sẻ tại Hội thảo, ông Nguyễn Bình Minh, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội TMĐT - VECOM cho rằng, các DN đang đối mặt với những rào cản trong quá trình CĐS như: thiếu kỹ năng và nhân lực, thiếu nền tảng công nghệ cho CĐS, thiếu tư duy kỹ thuật số, các thách thức về văn hóa trong DN. Cùng với đó là thiếu năng lực kết nối vận chuyển, thiếu nguyên liệu và nguồn lực sản xuất kinh doanh, thiếu niềm tin của khách hàng, trải nghiệm khách hàng hạn chế.

Trong khi người tiêu dùng CĐS nhanh, cộng đồng người tiêu dùng trực tuyến tăng nhanh thì nhiều DN chưa nhận thức đầy đủ vai trò CĐS trong cuộc Cách mạng 4.0. Trình độ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo còn thấp...

Từ thực tế đó, ông Nguyễn Bình Minh đề xuất 5 giải pháp kinh doanh TMĐT bền vững bao gồm: Kinh doanh TMĐT có trách nhiệm, hàng hóa có chất lượng và có truy xuất nguồn gốc, bảo vệ môi trường; Đào tạo kiến thức TMĐT bền vững cho các DN; Phối hợp nhiều công cụ số, phát triển các nền tảng kinh doanh số; Đẩy mạnh CĐS các địa phương, thu hẹp khoảng các giãn cách số giữa các khu vực; Hoàn thiện hành lang pháp lý về TMĐT, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm