Thị trường hàng hóa
Định vị thương hiệu (Brand Positioning) là thuật ngữ trong ngành marketing giúp tìm ra điểm độc đáo nhất của thương hiệu bạn để khách hàng dễ dàng ghi nhớ đơn vị bạn. Từ đó, khi có nhu cầu trong lĩnh vực đó, khách hàng sẽ luôn tìm đến bạn thay vì các đối thủ khác.
Định vị thị trường là những bước đầu tiên và đóng vai trò quyết định trong chiến lược tiếp thị sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp. Nó giúp tạo ra bản sắc riêng cho sản phẩm, tăng độ tin cậy của khách hàng và giúp doanh nghiệp tồn tại lâu dài trên thị trường.
Theo chuyên gia, định vị thương hiệu cũng là một yếu tố quan trọng, giúp doanh nghiệp đánh giá chính xác sức khỏe của thương hiệu mình. Bằng việc định vị đối tượng khách hàng mục tiêu sớm, doanh nghiệp hoàn toàn có thể thấu hiểu và nắm rõ quyết định mua hàng của họ. Bằng việc đưa ra những câu trả lời đúng đắn, doanh nghiệp tự khắc xây dựng mối liên kết lòng tin và sự trung thành với khách hàng.
Một chiến lược định vị thương hiệu tốt sẽ giúp doanh nghiệp truyền đạt đúng thông điệp tới đúng người. Điều này đem lại hiệu quả truyền thông và bán hàng cao hơn rất nhiều so với phương thức Marketing không định vị.
Tùy vào từng sản phẩm kinh doanh để chọn chiến lược định vị tốt nhất. Một số chiến lược định vị thị trường bao gồm:
Một công ty có thể sử dụng các chiến lược định giá để thu hút những người tiêu dùng nhạy cảm với giá cả, chủ yếu là những người có thu nhập trung bình và thấp. Thương hiệu có thể đặt giá sản phẩm của mình thấp hơn giá thị trường trung bình nếu nó thích hợp với quy mô kinh tế. Ngoài ra, công ty có thể tạo ra một hình ảnh gắn thương hiệu với các mặt hàng hoặc dịch vụ có giá cao. Chiến lược này khai thác tâm lý tin tưởng của người tiêu dùng rằng một mặt hàng đắt tiền sẽ có giá trị cao.
Ví dụ, Samsung tập trung định vị thị trường giá rẻ. Do đó, ở phân khúc smartphone tầm trung, Samsung đã phủ sóng gần như toàn bộ thị trường và được khách hàng đánh giá cao. Khi mua smartphone giá rẻ, hầu hết khách hàng đều tìm mua sản phẩm của hãng này.
Một công ty trong ngành kỹ thuật có thể tập trung vào kỹ thuật vượt trội của họ và tự xác định mình là nhà sản xuất các sản phẩm chất lượng so với đối thủ cạnh tranh. Các chiến lược định vị chất lượng có nghĩa là một sản phẩm sẽ được định giá cao hơn giá của ngành. Việc định giá cao do nỗ lực bù đắp các chi phí cao liên quan đến sản xuất chất lượng thông qua bán hàng. Volvo đã định vị tính chất bền vững và an toàn cho loại xe của mình. Apple định vị các sản phẩm của họ là thiết kế trang nhã, dễ sử dụng.
Khi định vị thương hiệu dựa vào chất lượng được xem là chiến lược bền bỉ và lâu dài. Lúc này điều mà doanh nghiệp cần quan tâm đó là nâng cao chất lượng sản phẩm của mình. Mặc dù sẽ mất rất nhiều thời gian để khách hàng kiểm chứng và chấp nhận, tuy nhiên khi đã định vị thành công, thương hiệu của bạn sẽ tồn tại bền vững.
Các mặt hàng xa xỉ có thể được định vị bởi sự hấp dẫn của người nổi tiếng. Việc để một người nổi tiếng chứng thực một sản phẩm nhất định có thể dẫn đến tăng doanh số bán hàng và thậm chí mở ra thị trường mới.
Những người tiêu dùng bắt chước những người nổi tiếng có thể dễ dàng mua được một sản phẩm được xác nhận bởi tính cách yêu thích của họ.
Doanh nghiệp có thể xây dựng được quy trình mua hàng riêng, khiến họ cảm thấy được quan tâm một cách đặc biệt, dần trở nên hài lòng và muốn gắn bó với thương hiệu. Đặc biệt đối với các công ty hoạt động trên nền tảng thương mại điện tử, trải nghiệm khách hàng trước và trong quá trình mua đều vô cùng quan trọng, do đó cần tối ưu mọi thao tác mua hàng trực tuyến và đa dạng các phương thức thanh toán để tăng sự hài lòng của khách.
Giá trị là những gì ý nghĩa mà doanh nghiệp có thể mang đến cho khách hàng bên cạnh việc đáp ứng những nhu cầu cơ bản. Chính giá trị và trải nghiệm là yếu tố khiến khách hàng hài lòng và muốn gắn kết với thương hiệu lâu hơn. Chiến lược định vị dựa vào giá trị tức là mang đến nhiều lợi ích hơn so với số tiền khách hàng bỏ ra để sở hữu sản phẩm, dịch vụ.
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm