Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
11:20 19/07/2022

4 giải pháp giúp doanh nghiệp tồn tại khi chi phí tăng nhanh

Nguồn cung đứt gãy, giá xăng dầu biến động đẩy chi phí vận chuyển và nguyên vật liệu đầu vào tăng nhanh. Mike Kappel, CEO Patriot Software, chia sẻ 4 giải pháp để các công ty tiết giảm chi phí mà vẫn đảm bảo hiệu quả kinh doanh.

Doanh nghiệp gặp khó về tài chính do chi phí tăng

Mike Kappel cho rằng các công ty lớn như Tesla, Netflix, Wells Fargo, Carvana… đang phải đối mặt với trạng thái sụt giảm doanh thu và các chiến dịch sa thải nhân viên hàng loạt do chuỗi cung ứng đứt gãy, lạm phát tăng cao tác động đến nhu cầu người tiêu dùng. Các ngân hàng trung ương và các nhà kinh tế bắt đầu mối lo ngại một thời kỳ đại suy thoái sẽ diễn ra trong thời gian tới.

Tại Mỹ, chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 6 đã tăng vọt lên 9,1%, mức tăng lớn nhất kể từ năm 1981 và cao hơn mức tăng 8,6% của tháng 5. Người dân có thu nhập thấp bị ảnh hưởng nặng nề, do phần lớn thu nhập chi trả cho những thứ thiết yếu như nhà ở, phương tiện đi lại và thực phẩm.

Tương tự, mức lạm phát trong tháng 3 ở Nga đã tăng lên 16,7%, so với 9,2% của tháng 2. Đây là mức tăng nhanh nhất và là mức cao chưa từng thấy kể từ năm 2015, trong khi đó giá thực phẩm tăng chóng mặt.

Theo khảo sát Chỉ số doanh nghiệp nhỏ Quý 1/2022 của SurveyMonkey, 74% doanh nghiệp nhỏ cho biết họ đang khó khăn khi đối mặt với sự gia tăng các chi phí kinh doanh sản xuất do các vấn đề về chuỗi cung ứng. Nhiều doanh nghiệp trong số đó đã đẩy phần chi phí tăng vào giá thành sản phẩm.

Tại Việt Nam, từ đầu năm 2021, dịch bệnh Covid-19 và căng thẳng địa chính trị đã khiến chuỗi cung ứng, hoạt động logistics vốn đang phục hồi lại tiếp tục đứt gãy. Tính đến cuối tháng 11/2021, giá cước vận chuyển đường biển đã tăng gấp 10 lần so với đầu năm, cước vận chuyển đường biển sau dịch đang từ 7.000 - 8.000 USD/container tăng vọt lên 10.000 USD/container. Trong khi đó, cước vận chuyển bằng đường hàng không tăng hàng tuần.

Hầu hết giá cả của nguyên vật liệu sản xuất từ đầu năm 2021 đến nay đều tăng. So với năm 2020, giá xăng dầu trong nước bình quân tăng 31,74%, giá ga tăng 25,89%, giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 7,03% do giá xi măng, sắt, thép, cát tăng theo giá nguyên liệu đầu vào. Hơn nữa, nguồn lao động thiếu trầm trọng khiến doanh thu của doanh nghiệp giảm.

Giá nhiên liệu liên tục ở mức cao, cũng như giá các loại mặt hàng, nguyên liệu đầu vào tăng cao khiến các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ phải “căng mình” gồng gánh để có thể giữ giá đầu ra hoặc tăng giá ở mức phù hợp nhất có thể để giữ khách hàng.

4 giải pháp cho doanh nghiệp

CEO Patriot Software cho rằng trong bối cảnh hiện tại các công ty sẽ đứng trước hai lựa chọn: hoặc thích ứng hoặc tự đào thải. Đồng thời, ông cũng cho rằng một số giải pháp sau sẽ giúp doanh nghiệp tồn tại được trước cơn “bão giá".

Thứ nhất, doanh nghiệp tối ưu, cắt giảm chi phí không thực sự cần thiết. Chi phí cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn có những biến động nhất định trong từng thời kỳ. Vì vậy, một trong những nhiệm vụ quan trọng của quản lý chi phí là xem xét, lựa chọn cơ cấu chi phí sao cho tiết kiệm, hiệu quả nhất.

Theo đó, để quản lý chi phí hiệu quả cần tiến hành: Phân tích và đưa ra một cơ cấu chi phí và nguồn vốn huy động tối ưu trong từng thời kỳ; Thiết lập một chính sách phân chia chi phí cùng các mức lợi nhuận; Kiểm soát việc sử dụng cả các tài sản trong công ty, tránh tình trạng sử dụng lãng phí, sai mục đích. 

Ảnh minh họa

Các công ty có thể cân nhắc cắt giảm các khoản chi phí không hợp lý, như: chi phí lưu thông hàng hóa; chi phí tiêu hao năng lượng như điện, nước, xăng xe; chi phí hội họp, giấy tờ; giảm chi tiêu của ban lãnh đạo; kiểm soát gắt gao nguồn vốn lao động; tìm đối tác cung ứng khác; hạn chế chi tiêu phát sinh; thay đổi động cơ bán hàng…

Tuy nhiên, không phải lãnh đạo doanh nghiệp nào cũng biết cắt giảm chi phí sao cho hiệu quả. Một số công ty tìm cách giảm đều mọi khoản chi tiêu, số khác lại nhắm vào khu vực tiêu hao nhất. Những cách làm này chỉ có tác động trong ngắn hạn và gây hại cho vị thế và tăng trưởng về lâu dài của doanh nghiệp. 

Thứ hai, quản lý doanh nghiệp cần tối ưu sáng tạo đối với chi phí dành cho nhân viên. Theo thống kê của Bộ Lao động, chi phí nhân sự là một trong những khoản chi phí lớn nhất mà bất kỳ công ty nào cũng phải chịu.

Trước áp lực chi phí, nhiều công ty lựa chọn phương án siết chặt lương, thưởng của nhân viên. Tuy nhiên, đây là quyết định mạo hiểm, bởi nếu không khéo léo các nhà lãnh đạo sẽ “phải trả giá đắt”, khiến nhân viên cảm thấy bất mãn, quyết định nghỉ việc và hệ thống vận hành có thể đối diện với nguy cơ thiếu người.

Do đó, để doanh nghiệp vừa có thể cân bằng chi phí lương, thưởng, vừa giữ chân đội ngũ lao động, nhà quản lý cần chi trả lương, thưởng theo kỹ năng và hiệu quả công việc; đảm bảo các phúc lợi thiết yếu, phù hợp với nhu cầu; đảm bảo việc chi trả lương và phúc lợi đúng người, đúng thời điểm. Để không đặt mình vào thế bí, doanh nghiệp có thể cân nhắc dịch vụ thuê ngoài tính lương nhằm đảm bảo việc chi trả lương và phúc lợi đúng hạn. Bằng cách quản lý sáng tạo với lợi ích của nhân viên, doanh nghiệp có thể giữ chân người lao động và giúp doanh nghiệp của bạn vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Thứ ba, công ty cần nhanh chóng đưa ra những cách làm mới để thúc đẩy doanh số bán hàng. Ông Mike Kappel nhận định khi doanh số bán hàng có xu hướng giảm thì đã đến lúc các công ty cần thay đổi chiến lược của mình. Yếu tố hàng đầu quyết định doanh số là khách hàng, do đó chú trọng chất lượng sản phẩm vẫn là số một.

Ảnh minh họa

Người tiêu dùng hiện rất thông minh và ngày càng thông thái. Những tin tức hàng hóa kém chất lượng nhan nhản trên mạng hàng ngày vẫn đập vào mắt họ, cũng có rất nhiều cửa hàng khác cùng kinh doanh loại sản phẩm giống nhau. Điều đó có nghĩa là nếu sản phẩm của công ty không tốt, hay không đủ tốt, họ sẽ “một đi không trở lại”.

Tạo sự khác biệt mới trong sản phẩm như cung cấp chiết khấu, phát hành một sản phẩm hoặc mới dịch vụ… cũng là cách để tăng doanh số bán hàng công ty. Giá cả không nhất thiết phải rẻ mà nên cạnh tranh so với đối thủ. Nếu sản phẩm tốt hơn, hãy tận dụng và nhấn mạnh điều đó với khách hàng.

Bên cạnh đó, để lôi kéo khách hàng, kích cầu tiêu dùng và giảm hàng tồn kho, các công ty thường dùng các chiến dịch khuyến mại. Điều này là đúng đắn, tuy nhiên sau mỗi đợt khuyến mãi, doanh số của cửa hàng sẽ tăng cao nhưng lợi nhuận chưa chắc đã tương xứng. Do đó, khuyến mại cũng phải được tiến hành có quy trình. 

Thứ tư, đánh giá điểm mạnh điểm yếu của doanh nghiệp. Điều này giúp lãnh đạo doanh nghiệp kiểm tra mức độ, định hướng hoạt động, mục tiêu kinh doanh, hiện trạng tổ chức đang vận hành.

Doanh nghiệp sẽ nhận diện yếu tố đang dẫn dắt doanh nghiệp hoạt động tạo kết quả. Đây là điều quan trọng trong việc phát triển tổ chức vì hoạt động này có thể đánh giá mức độ hoàn thiện của các yếu tố cấu thành tổ chức và công tác nhân lực; xác định các điểm mạnh – yếu, các yếu tố cần ưu tiên kiểm soát hiệu quả hoặc rủi ro; phát hiện các vấn đề nguy cơ hoặc tiềm ẩn nguy cơ cần kế hoạch can thiệp…

Để phân tích doanh nghiệp của mình, các nhà quản lý hãy nói chuyện với nhân viên và khách hàng của công ty. Thông qua đó doanh nghiệp sẽ thu thập được thông tin phản hồi từ nhân viên và khách hàng. Ngoài ra, hãy nghiên cứu kỹ các báo cáo doanh thu, báo cáo lỗ, bảng cân đối kế toán và thu chi ngân sách của công ty.

Đọc thêm

Xem thêm