Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
15:03 07/07/2022

10 tỷ phú kiếm được nhiều tiền nhất nửa đầu năm: Số 1 thuộc về tỷ phú giàu nhất châu Á

Trong bảng xếp hạng những người kiếm được nhiều tiền nhất nửa đầu năm, cái tên của tỷ phú giàu nhất châu Á xếp số 1.

Gautam Adani

Ảnh: Nguồn quốc tế

Tài sản: 98,6 tỷ USD

Tăng so với đầu năm: 22,1 tỷ USD

Gautam Adani – ông chủ Adani Group là người giàu nhất châu Á và xếp thứ 6 thế giới. Tập đoàn của ông hiện hoạt động trong các lĩnh vực cảng biển, khai khoáng và năng lượng xanh.

Vào tháng 4 năm nay, vị doanh nhaanngwowif Ấn đã chính thức gia nhập CLB tài sản 100 tỷ USD của Bloomberg.

Thời gian tiếp đó, tài sản của vị doanh nhân này tiếp tục tăng mạnh. Thậm chí, vượt qua hai nhà đồng sáng lập Google Larry Page, Sergey Brin và cả nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett.

Vào thời điểm đỉnh cao, tài sản của ông Adani đã tăng lên bằng với tỷ phú giàu thứ 4 thế giới Bill Gates. Dù không còn trong nhóm tài sản 12 chữ số, tỷ phú sinh năm 1962 vẫn là người kiếm được nhiều tiền nhất thế giới trong nửa đầu năm.

Guillaume Pousaz

Ảnh: Nguồn quốc tế

Tài sản: 19,4 tỷ USD

Tăng so với đầu năm: 11,7 tỷ USD

Guillaume Pousaz là tỷ phú Thụy Sĩ đứng sau nền tảng thanh toán Checkout.com. Trong năm nay, ông đã huy động được 1 tỷ USD trong vòng Series D với mức định giá 40 tỷ USD. Nhờ đó tài sản của Guillaume Pousaz tăng mạnh và trở thành tỷ phú công nghệ giàu có nhất châu Âu.

Năm 2012, ông thành lập Checkout.com với mục tiêu giải quyết vấn đề xử lý thanh toán trực tuyến cho các cửa hàng và người mua sắm trên khắp thế giới.

Alain Wertheimer và Gerard Wertheimer

Ảnh: Nguồn quốc tế

Tài sản: 44,4 tỷ USD mỗi người

Tăng so với đầu năm: 11,5 tỷ USD mỗi người

Gia đình Wertheimer thành lập Les Parfums Chanel vào năm 1924 để sản xuất và phân phối nước hoa No.5 nổi tiếng của Coco Chanel. Alain và Gerard sở hữu đế chế Chanel sau khi cha họ, ông Jacques, qua đời vào năm 1996.

Tới nay, tài sản của anh em nhà Wertheimer đã tăng tổng cộng 23 tỷ USD trong nửa đầu năm. Kết quả này có được nhờ chiến lược tăng giá hàng loạt các mặt hàng của Chanel, giúp lợi nhuận năm 2021 của hãng vượt qua mức trước đại dịch. Alain Wertheimer (73 tuổi) và Gerard Wertheimer (71 tuổi) sở hữu số cổ phần bằng nhau trong công ty.

Ken Griffin

Ảnh: Nguồn quốc tế

Tài sản: 28,9 tỷ USD

Tăng so với đầu năm: 7,63 tỷ USD

Kenneth Cordele Griffin là một nhà quản lý quỹ đầu cơ, doanh nhân và nhà đầu tư người Mỹ. Ông là người sáng lập, giám đốc điều hành, đồng giám đốc đầu tư và là chủ sở hữu 80% của Citadel LLC, một quỹ đầu cơ đa quốc gia. Ông cũng sở hữu Công ty chứng khoán Citadel, nhà tạo lập thị trường lớn nhất ở Hoa Kỳ.

Năm 2003, lần đầu tiên ông xuất hiện trong danh sách những người giàu nước Mỹ của tạp chí Forbes với khối tài sản 650 triệu USD.

Gianluigi Aponte

Ảnh: Nguồn quốc tế

Tài sản: 17,2 tỷ USD

Tăng so với đầu năm: 6,86 tỷ USD

Tỷ phú giàu nhất Thụy Sĩ Gianluigi Aponte từng là một thuyền trưởng. Ông gia nhập ngành vận tải biển vào năm 1970 cùng với vợ là Rafaela. Công ty MSC của họ đã trở thành hãng tàu container lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau AP Møller Maersk.

Năm 2014, Gianluigi rời vị trí CEO của MSC để trở thành chủ tịch công ty. Con trai của ông, Diego, tiếp quản vị trí này cho đến khi Maersk Soren Toft được bổ nhiệm làm giám đốc điều hành vào tháng 11 năm 2019. MSC cũng hoạt động trong các lĩnh vực du lịch trên biển (MSC Cruises), hậu cần nội địa (Medlog) và khai thác cảng (Terminal Investment Limited).

Charles Koch

Ảnh: Nguồn quốc tế

Tài sản: 68 tỷ USD

Tăng so với đầu năm: 6,86 tỷ USD

Charles Koch và người em trai quá cố David (qua đời năm 2019) thừa kế Koch Industries từ cha của họ, Fred. Ông Fred đã thành lập công ty này vào năm 1940 với xuất phát điểm là một công ty lọc dầu. Charles và David đã gây dựng doanh nghiệp thành công ty tư nhân lớn thứ hai ở Mỹ, hoạt động trong nhiều lĩnh vực với doanh thu năm ngoái là hơn 115 tỷ USD.

Julia Flesher Koch

Ảnh: Nguồn quốc tế

Tài sản: 68 tỷ USD

Tăng so với đầu năm: 6,86 tỷ USD

Julia Koch là vợ của cố tỷ phú David Koch. Sau khi ông David qua đời, bà và ba người con - David Jr., Mary Julia và John - được thừa kế 42% cổ phần tại Koch Industries. Nữ tỷ phú 60 tuổi hiện là thành viên hội đồng quản trị của Koch Industries và tập trung vào hoạt động từ thiện với tư cách là Chủ tịch Quỹ từ thiện David H. Koch.

Harold Hamm

Ảnh: Nguồn quốc tế

Tài sản: 20 tỷ USD

Tăng so với đầu năm: 6,28 tỷ USD

Tỷ phú Harold Hamm là đồng sáng lập gã khổng lồ đá phiến Continental Resources. Giá dầu tăng vọt thời gian qua đã giúp các doanh nhân kinh doanh khí đốt và đá phiến của Mỹ hư Hamm kiếm được bộn tiền.

Hamm là con út trong gia đình có 13 người con tại một khu dân cư nghèo ở Oklahoma. Ông bước chân vào ngành năng lượng năm 18 tuổi với 1.000 USD đi vay, cung cấp dịch vụ tại các mỏ dầu. Ông tham gia khai thác dầu đá phiến 4 năm sau đó, với công ty sau này trở thành Continental.

Vyacheslav Kantor

Ảnh: Nguồn quốc tế

Tài sản: 15,2 tỷ USD

Tăng so với đầu năm: 6,2 tỷ USD

Viatcheslav Kantor là cổ đông lớn của Acron - một trong những nhà sản xuất phân bón lớn nhất nước Nga. Kantor tốt nghiệp Học viện Hàng không Moscow và thành lập một công ty kinh doanh máy tính vào cuối những năm 1980. Sau đó, ông nhận được hợp đồng thực hiện đánh giá tác động môi trường tại nhà máy hóa chất Azot ở Novgorod. Nhà máy sau này được đổi tên thành Acron và tư nhân hóa vào năm 1993.

Đọc thêm

Xem thêm