Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
08:08 07/08/2022

10 cơ hội đầu tư trong môi trường lãi suất tăng

Song hành cùng áp lực lạm phát, mặt bằng lãi suất cũng đang có dấu hiệu rục rịch tăng sau 2 năm ở mức thấp kỷ lục. Theo nhiều nhà kinh tế, lãi suất có thể tiếp tục chịu áp lực tăng và sẽ tác động tới thị trường chứng khoán cũng như các nhóm ngành, cổ phiếu có liên quan.

Trong báo cáo cập nhật mới đây, các chuyên gia Công ty Chứng khoán Agribank (Agriseco) cho rằng mặt bằng lãi suất đang có xu hướng tăng trở lại sau 2 năm ở mức thấp kỷ lục. Lãi suất huy động tại các ngân hàng thương mại (NHTM) đã tăng trung bình 0,5 – 1% so với đầu năm cho các kỳ hạn 6 - 12 tháng, lãi suất trái phiếu chính phủ 10 năm đã cao ngang mức trước dịch COVID-19 lên 3,54%.

Bên cạnh đó, trong 6 tháng đầu năm, các NHTM có dấu hiệu tăng lãi suất huy động trước nguy cơ lạm phát cùng việc chịu áp lực thanh khoản hệ thống khi tăng trưởng tín dụng luôn duy trì ở mức cao hơn hẳn so với tăng trưởng huy động. Theo số liệu Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tăng trưởng tín dụng 6 tháng đầu năm đạt mức 9,35% trong khi huy động vốn chỉ tăng khoảng 4,5%.

Nhiều NHTM đã đồng loạt tăng lãi suất huy động, dao động từ 5,5% - 7,55%/năm với kỳ hạn 12 tháng, cao hơn khoảng 0,7% so với đầu năm. Các chuyên gia của Agriseco cho biết, nhìn lại lịch sử, kể từ khi Thị trường Chứng khoán Việt Nam thành lập, NHNN đã có nhiều lần nâng lãi suất chủ yếu qua việc siết chặt chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát và VN - Index có sự tương quan chặt chẽ với diễn biến lãi suất. 

Ảnh minh họa

Theo đó, một số ngành có lượng tiền ròng lớn có thể hưởng lợi khi mặt bằng lãi suất tăng, rõ nét nhất là nhóm ngành ngành bảo hiểm. Với bảo hiểm nhân thọ (BHNT), hiện nay, trên sàn có duy nhất doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ của Tập đoàn Bảo Việt (BVH).

Mặt bằng lãi suất cao giúp cải thiện hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp này. Bên cạnh đó, lãi suất kỹ thuật (lãi suất Trái phiếu Chính phủ kỳ hạn từ 10 năm) tăng sẽ làm giảm giá trị trích lập dự phòng toán học trên các hợp đồng BHNT, qua đó giúp cải thiện lợi nhuận cho doanh nghiệp. Với lợi thế là doanh nghiệp niêm yết duy nhất cung cấp sản phẩm BHNT trong nhóm bảo hiểm, yếu tố này sẽ gia tăng mức độ hưởng lợi của BVH so với các doanh nghiệp còn lại trong ngành. Theo báo cáo tài chính năm 2021 của BVH về phân tích độ nhạy, lãi suất chiết khấu tăng 0,25% làm giảm tới 1000 tỷ đồng trách nhiệm phải trích lập dự phòng toán học của BVH, qua đó làm tăng 800 tỷ đồng lợi nhuận và vốn chủ sở hữu.

Về bảo hiểm phi nhân thọ, với quy mô danh mục đầu tư mà tiền gửi và trái phiếu hiện nay chiếm đa số hiệu suất sinh lời đầu tư của nhóm công ty bảo hiểm phi nhân thọ sẽ gia tăng trong môi trường lãi suất tăng. Agriseco ước tính nếu lãi suất tăng 1% sẽ giúp lợi nhuận tăng trưởng các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ tăng thêm 10,8%.

Một số ngành khác được hưởng lợi từ xu hướng lãi suất tăng do nắm giữ lượng tiền mặt lớn, ít vay nợ như: thiết bị, dịch vụ và phân phối pầu khí; bia và đồ uống; sản xuất dầu khí; vận tải;… Bên cạnh đó, nhóm bất động sản khu công nghiệp cũng sẽ được hưởng lợi trong môi trường lãi suất tăng nhờ duy trì được lượng tiền và tiền gửi ổn định khi có các khoản doanh thu chưa thực hiện lớn, đặc biệt với các doanh nghiệp nắm giữ sẵn quỹ đất sẵn sàng cho thuê.

Trong danh sách 10 cổ phiếu của các doanh nghiệp nắm giữ lượng tiền ròng lớn và ước tính biến động lợi nhuận tăng trưởng lớn khi lãi suất tăng 1% của Agriseco bao gồm: BVH (Tập đoàn Bảo Việt), ACV (Cảng Hàng không Việt Nam), CTD (Xây dựng Coteccons), PTI (Bảo hiểm Bưu điện), BMI (Bảo hiểm Bảo Minh), BHN (Habeco), OIL (PV Oil), PVI (Bảo hiểm PVI), GMC (Garmex Sài Gòn), PVS (Dầu khí PTSC). Ngược lại, một số ngành có đòn bẩy tài chính cao có thể chịu áp lực khi tăng lãi suất như ngành xây dựng có tỷ lệ vay nợ/vốn chủ sở hữu khoảng 1,18 lần, ngành bán lẻ 1,13 lần, dịch vụ tài chính 1,09 lần…

10 nhóm ngành hưởng lợi khi lãi suất tăng. (Ảnh: agriseco.com)

Trong số các nhóm ngành chính, Agriseco cũng ước tính ngành xây dựng bị ảnh hưởng lớn nhất khi lãi suất tăng 1% sẽ khiến lợi nhuận trước thuế toàn ngành giảm khoảng 14% trong điều kiện các nhân tố khác không đổi. Một số ngành khác có mức độ sụt giảm lợi nhuận mạnh khi lãi suất tăng 1% như sản xuất và phân phối điện (-6%), bán lẻ (-4,7%), vật liệu xây dựng và nội thất (-4,5%).

Riêng đối với nhóm bất động sản thì mặc dù tác động chung là giảm 3,7%. Tuy nhiên, tác động tới nhóm bất động sản dân cư sẽ cao hơn so với nhóm bất động sản khu công nghiệp do có tỷ lệ vay nợ cao hơn.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm