Thị trường hàng hóa
Bạn không nên trả lời điện thoại khi bạn đang nói chuyện với một ai đó. Khi bạn là người nhận cuộc gọi, người gọi đến thường đã chuẩn bị rất kỹ cho nội dung cuộc trò chuyện, họ chủ động đi vào vấn đề, đặt câu hỏi cho bạn… Họ sẽ nói nhiều, nhưng bạn đừng chỉ biết im lặng lắng nghe, hãy đáp lại họ bằng những câu như: “Vâng, tôi hiểu, tôi đang nghe bạn (anh, chị) nói…”.
Những câu trả lời dù ngắn nhưng điều đó thể hiện cho người nói biết rằng bạn vẫn đang lắng nghe họ và hiểu họ muốn nói gì. Điều đó tạo ra tinh thần ý thức chuyển sang phục vụ khách hàng là nhiệm vụ và ưu tiên.
Bạn đừng nghĩ khi giao tiếp qua điện thoại đối phương không nhìn thấy vẻ mặt của bạn thì mình muốn cau có, khó chịu thế nào cũng được. Lời nói sẽ tố cáo tất cả cử chỉ, động thái của bạn. Vì vậy, khi nhận điện thoại bạn hãy nghe với thái độ niềm nở, tích cực, luôn nở nụ cười vì họ sẽ cảm nhận được thái độ của bạn đó.
Có những chuyên gia lão luyện trong việc giao tiếp với khách hàng qua điện thoại đã khuyên rằng, nên đặt một chiếc gương trên bàn làm việc của bạn để nhắc nhở bạn lúc bạn quên cười khi giao tiếp với khách hàng. Đối với những người làm việc với khách hàng qua điện thoại cả ngày, việc đặt một chiếc gương soi trên bàn làm việc không phải là một ý tưởng tồi.
Khi gọi điện cho đối tác, khách hàng, việc đầu tiên bạn cần làm là chào họ và xưng danh tính rõ ràng (Tên, địa vị hoặc tên công ty đại diện) để người nghe nắm được thông tin của bạn. Tiếp đó hãy nhắc lại thông tin cá nhân của họ để chắc rằng bạn đã gọi đúng địa chỉ. Đây là việc bạn cần phải làm trước khi bắt đầu cho cuộc trò chuyện được trôi chảy.
Khi người gọi tới có nhu cầu được tư vấn hoặc bàn về vấn đề gì đó bạn hãy trả lời họ bằng giọng nói từ tốn, vừa phải. Nói lớn quá sẽ khiến họ khó chịu, nhưng cũng đừng nói quá nhỏ, bởi như vậy họ sẽ không nghe rõ bạn nói gì. Việc họ phải hỏi lại sẽ làm mất thời gian của cả bạn và đối phương.
Giao tiếp với khách hàng được phân loại là trường hợp giao tiếp trang trọng, ngoài ra còn có những trường hợp khác như phỏng vấn việc làm, nói chuyện với người lớn tuổi (không thân thiết), trò chuyện với thầy cô giáo xin ý kiến, trao đổi công việc với cấp trên… Điều này đòi hỏi bạn phải ăn nói mạch lạc, rõ ràng, dùng đúng từ ngữ và không dùng tiếng lóng, từ nước ngoài gây khó hiểu. Giao tiếp trang trọng đòi hỏi bạn phải có một sự chuẩn bị nhất định (cả trong trường hợp nghe và nói).
Hãy luôn nghĩ rằng khách hàng là số một. Họ là lý do để chúng ta làm việc. Hãy trân trọng khách hàng vì đã dành thời gian quan tâm và sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp. Ngoài ra, hãy mang lại cho khách hàng những trải nghiệm ngoài sức mong đợi của họ. Do đó, hãy luôn có một lý do để cảm ơn khách hàng đã liên hệ với công ty bạn.
Trong khoảnh khắc, hãy nói lời tạm biệt trước khi gác điện thoại. Đợi một vài giây để bạn cũng được trông chờ vào lời nói tạm biệt của đối phương. Đừng để khách hàng gửi lời tạm biệt đến bạn bằng lời chúc “một ngày làm việc hiệu quả” mà chỉ nghe tiếng cúp máy của bạn.
Đừng làm điều đó với khách hàng của bạn. Hãy để khách hàng gác máy xuống trước.
Khi không liên lạc được hãy nhớ để lại lời nhắn để đầu dây bên kia biết được nội dung bạn muốn trao đổi. Nếu là tin nhắn thoại cần có số điện thoại bạn muốn nhận phản hồi, thuận tiện hơn khi không liên lạc được hãy để tin nhắn trên SMS hoặc Zalo, Viber, Telegram.
Nói quá nhiều là bệnh nghề nghiệp mà các telesale thường gặp phải, vì thời gian cho mỗi cuộc gọi khá ngắn mà ai cũng muốn đưa càng nhiều thông tin đến khách hàng càng tốt. Nhưng đây lại chính là sai lầm khiến bạn thất bại, nó biến cuộc gọi thành một chiều, không hề có sự tương tác với khách hàng, làm họ cảm thấy nhàm chán và không thể nhớ hết toàn bộ những gì bạn nói.
Việc bạn vừa giới thiệu sản phẩm của mình vừa xen kẽ hỏi ý kiến của khách hàng giúp khách hàng hứng thú hơn với cuộc gọi. Nếu là người nhận cuộc gọi, trong quá trình lắng nghe cứ 6 - 10 giây bạn cần phản hồi bằng các kính ngữ "Dạ, vâng, vâng ạ..." để người nói chuyện hiểu chúng ta vẫn đang lắng nghe câu chuyện của họ tốt hơn rất nhiều khi chỉ im lặng và nghe.
Giao tiếp qua điện thoại giúp chúng ta rút ngắn được khoảng cách với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp. Trong kinh doanh đó là một kỹ năng sống hỗ trợ đắc lực cho các cuộc thương lượng giữa các bên với nhau. Vì vậy, hãy luôn chuẩn bị tốt cho tất cả những cuộc gọi của bạn và nhớ hãy luôn niềm nở cả khi gọi và nhận cuộc gọi, bởi thái độ tích cực sẽ giúp cho cuộc trò chuyện, trao đổi qua điện thoại được suôn sẻ, mang lại kết quả tốt đẹp cho cả hai bên.
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm