Thị trường hàng hóa
Sự suy giảm này nhấn mạnh những thách thức mà các công ty phải đối mặt trong việc áp dụng, triển khai và khai thác tối đa AI. Với sự phát triển nhanh chóng của thị trường và tác động đáng kể mà AI dự kiến sẽ đem lại đối với các hoạt động kinh doanh, khoảng cách về mức độ sẵn sàng này trở nên đặc biệt quan trọng.
Chỉ số này dựa trên khảo sát “mù đôi” đối với 3.660 nhà lãnh đạo cấp cao từ doanh nghiệp có quy mô 500 nhân viên trở lên tại 14 thị trường thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Nhật Bản và Trung Quốc (APJC). Các nhà lãnh đạo này chịu trách nhiệm tích hợp và triển khai AI trong tổ chức của họ. Chỉ số Sẵn sàng AI được đo lường trên sáu trụ cột: chiến lược, cơ sở hạ tầng, dữ liệu, quản lý, nhân tài và văn hoá.
Theo Cisco, AI đã trở thành nền tảng cho chiến lược kinh doanh và các công ty ngày càng cảm thấy cấp thiết trong việc áp dụng và triển khai công nghệ AI. Tại Việt Nam, 100% các công ty đều báo cáo rằng nhu cầu triển khai AI ngày càng tăng trong năm qua, chủ yếu đến từ sự thúc đẩy của CEO và ban lãnh đạo. Bên cạnh đó, các công ty đang cam kết một nguồn lực lớn cho AI, với 48% công ty báo cáo rằng có tới 10% đến 30% ngân sách CNTT của họ được phân bổ cho việc triển khai AI.
Mặc dù đã đầu tư đáng kể vào AI trong các lĩnh vực chiến lược như an ninh mạng, cơ sở hạ tầng CNTT, phân tích và quản lý dữ liệu, nhiều công ty báo cáo rằng lợi nhuận từ các khoản đầu tư này không đáp ứng được kỳ vọng của họ.
Các công ty nhận ra rằng họ cần phải làm nhiều hơn để chuẩn bị tốt hơn cho việc tận dụng AI một cách hiệu quả.
“Khi các công ty đẩy nhanh hành trình AI của mình, điều quan trọng là họ phải áp dụng phương pháp tiếp cận toàn diện để triển khai và kết nối các điểm để liên kết tham vọng AI với sự sẵn sàng. Chỉ số Sẵn sàng AI năm nay cho thấy để tận dụng tối đa tiềm năng của AI, các công ty cần phải có một cơ sở hạ tầng số hiện đại có khả năng đáp ứng nhu cầu về năng lượng đang ngày càng gia tăng và các yêu cầu về độ trễ mạng cho các khối lượng công việc xử lý AI ngày càng lớn. Điều này phải được hỗ trợ bằng một tầm nhìn đúng để đạt được các mục tiêu kinh doanh của họ”, ông Nguyễn Như Dũng, Giám đốc điều hành khu vực Việt Nam, Campuchia và Lào của Cisco cho biết.
Mức độ sẵn sàng cho AI suy giảm trên tất cả các trụ cột với cơ sở hạ tầng được xác định là thách thức chính: Một trong những sự suy giảm lớn nhất là về sự sẵn sàng của cơ sở hạ tầng với những khoảng trống trong tính toán, hiệu suất mạng trung tâm dữ liệu, an ninh mạng cùng các yếu tố khác. Chỉ có 38% tổ chức có GPU cần thiết kể đáp ứng nhu cầu AI hiện tại lẫn trong tương lai và 39% có khả năng bảo vệ dữ liệu trong các mô hình AI với mã hoá từ đầu đến cuối, kiểm toán bảo mật, giám sát liên tục và phản ứng tức thời với các mối đe doạ tiềm ẩn.
Các công ty đang đầu tư nhưng không đạt được kỳ vọng: Trong năm vừa qua, AI đã trở thành ưu tiên trong việc chi tiêu của các tổ chức tại Việt Nam, với 48% các tổ chức phân bổ từ 10-30% ngân sách CNTT của họ cho các dự án AI. Các khoản đầu tư cho AI tập trung vào ba lĩnh vực chiến lược bao gồm an ninh mạng (59% công ty đã triển khai đủ/nâng cao), cơ sở hạ tầng CNTT (58%), và quản lý dữ liệu (55%). Ba mục tiêu hàng đầu mà họ hướng tới là cải thiện tính hiệu quả của hệ thống, quy trình, vận hành, và lợi nhuận; khả năng đổi mới và duy trì tính cạnh tranh; tạo ra trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng và đối tác.
Mặc dù đầu tư ngày càng nhiều, tuy nhiên trung bình chưa tới một phần tư các công ty cho biết họ không thấy có lợi ích hoặc lợi ích không đạt được như kỳ vọng của họ trong việc tăng cường, hỗ trợ hoặc tự động hoá các quy trình hay việc vận hành hiện tại.
Các công ty nhận ra rằng họ cần phải làm nhiều hơn để chuẩn bị tốt hơn cho việc tận dụng AI một cách hiệu quả. Tại Việt Nam, 63% công ty đánh giá việc cải thiện khả năng mở rộng, tính linh hoạt và khả năng quản lý đối với cơ sở hạ tầng CNTT là ưu tiên hàng đầu của họ và nhấn mạnh nhận thức về những khoảng trống cần được lấp đầy để cải thiện mức độ sẵn sàng cho AI nói chung.
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm