Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
12:00 19/09/2022

World Bank cảnh báo nền kinh tế toàn cầu khó thoát suy thoái trong năm 2023

Theo Ngân hàng Thế giới (WB), nền kinh tế toàn cầu rất có thể đang dần tiến tới một cuộc suy thoái. Nguyên nhân được nhận định là do làn sóng các Ngân hàng Trung ương “mạnh tay” thắt chặt chính sách tiền tệ nhưng không đủ khả năng để kiềm chế lạm phát.

Trong báo cáo mới nhất WB nhận định, các đợt tăng lãi suất đồng bộ đang được tiến hành trên toàn cầu và các hành động chính sách liên quan có thể vẫn sẽ tiếp tục được duy trì trong năm 2023. Tuy nhiên, tất cả những động thái này có thể sẽ không đủ để đưa lạm phát trở lại mức trước đại dịch Covid-19.

Về triển vọng tăng trưởng toàn cầu, WB dự báo tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu sẽ giảm xuống 0,5% vào năm 2023, tức giảm 0,4% tăng trưởng tính theo đầu người, đồng nghĩa với việc kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái. Trong bối cảnh làn sóng thắt chặt chính sách tiền tệ mạnh tay nhưng không đủ khả năng để kiềm chế lạm phát, WB khuyến khích các nhà hoạch định chính sách chuyển trọng tâm từ giảm tiêu dùng sang thúc đẩy sản xuất nhằm kích thích đầu tư mới, cải thiện năng suất cũng như phân bổ vốn. 

Ảnh minh hoạ 

Hiện, triển vọng kinh tế không mấy lạc quan tại Mỹ, EU và đà phục hồi mong manh tại Trung Quốc khiến các thị trường và giới đầu tư lo ngại. Lạm phát trên toàn thế giới đang tăng với tốc độ mạnh nhất trong nhiều thập kỷ qua do nguồn cung bị hạn chế giữa lúc nhu cầu của các nước gia tăng trong quá trình phục hồi từ đại dịch Covid-19. Tình hình trở nên trầm trọng hơn do tác động của cuộc xung đột ở Ukraine cũng như các biện pháp phong tỏa của Trung Quốc trong nỗ lực phòng chống dịch.  

Giới hoạch định chính sách trên toàn cầu đang thu hồi các biện pháp hỗ trợ tiền tệ và tài khoá ở mức độ đồng bộ chưa từng thấy trong nửa thế kỷ qua. Điều đó đang tạo ra những tác động lớn khiến các điều kiện tài chính bị siết chặt và tăng trưởng kinh tế toàn cầu sụt giảm mạnh. 

Giới đầu tư dự đoán các Ngân hàng Trung ương sẽ tăng lãi suất chính sách toàn cầu lên gần 4% vào năm tới, gấp đôi mức trung bình trong năm 2021, nhằm giữ lạm phát lõi ở mức 5%. Lãi suất có thể vọt lên 6% nếu các ngân hàng trung ương tìm cách đưa lạm phát về ngưỡng mục tiêu của họ. 

Ông David Malpass, Chủ tịch WB cảnh báo, những cú sốc bất lợi trong 2 năm qua có thể khiến thu nhập thực tế trên đầu người khó có thể trở lại mức trước đại dịch, nguy cơ suy thoái dường như không thể tránh khỏi ở một số quốc gia. Trong kịch bản tồi tệ nhất, các nền kinh tế phát triển sẽ suy thoái trong khi các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi ghi nhận tăng trưởng giảm. 

Bà Kristalina Georgieva, Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho biết, tình hình kinh tế tại các quốc gia mới nổi là rất đáng lo ngại khi gần 1/4 trong khi những quốc gia này đang phải đối mặt với những khó khăn về nợ. Có đến 16 quốc gia đã yêu cầu hỗ trợ với tổng số tiền khoảng 90 tỷ USD chỉ trong 6 tháng qua.

Báo cáo của WB cũng cho thấy, cả 3 nền kinh tế lớn nhất bao gồm Mỹ, Trung Quốc và khu vực đồng Euro đều đã chứng kiến sự chậm lại đáng kể. Chính sự chậm lại này gây ra một số tác động vừa phải đối với triển vọng nền kinh tế toàn cầu trong năm 2023 và từ đó dẫn đến suy thoái. 

Ảnh minh hoạ 

Ngân hàng này cũng lưu ý thêm rằng các cuộc suy thoái trước đây cho thấy lạm phát hoàn toàn có nguy cơ tiếp tục tăng trong thời gian dài trong khi tăng trưởng yếu. Điển hình như cuộc suy thoái năm 1982 đã gây ra hơn 40 cuộc khủng hoảng nợ và mở ra một thập kỷ không tăng trưởng ở nhiều nền kinh tế đang phát triển.

Nền kinh tế thế giới hiện đang trong giai đoạn suy thoái mạnh nhất sau sự phục hồi hậu suy thoái kể từ năm 1970. Trong khi đó, niềm tin của người tiêu dùng thậm chí còn giảm mạnh hơn so với thời kỳ suy thoái toàn cầu trước đó. 

Vào tháng 6, WB đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu xuống còn 2,9%, so với dự báo 4,1% đưa ra hồi tháng 1. Đáng chú ý, dự báo này tương tự với cảnh báo được Giám đốc Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva đưa ra hồi tháng 7, khi IMF hạ cấp dự báo năm 2022 về tăng trưởng kinh tế toàn cầu lần thứ 3 trong năm nay. 

Ngày 14/9, Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới đã công bố số liệu cho thấy, lạm phát tháng 8 đã tăng hơn mức dự báo khi chi phí nhà ở và thực phẩm tăng cao, dù giá xăng giảm mạnh. Các nhà đầu tư lo ngại, Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ phải nâng lãi suất mạnh tay hơn để kiềm chế giá cả, khiến cho nguy cơ suy thoái lên cao hơn.

Đọc thêm

Xem thêm