Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
22:44 14/08/2024

Ấn Độ thiếu hụt nguồn cung cao su, kỳ vọng doanh nghiệp Việt Nam hưởng lợi

Với việc Ấn Độ dự kiến sẽ phải tăng cường nhập khẩu cao su do thiếu nguồn cung nội địa, giá cao su thế giới kỳ vọng sẽ tiếp tục neo cao. Qua đó, tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp cao su Việt Nam.

Gia tăng thiếu hụt nguồn cung cao su toàn cầu 

Các đợt mưa lớn gần đây đang ảnh hưởng tiêu cực đến việc khai thác cao su tại Ấn Độ.

 

Ông M Vasanthagesan, Giám đốc điều hành Hội đồng Cao su Ấn Độ, vừa cho biết mưa lớn đang tác động tiêu cực đến hoạt động khai thác cao su nước này. Ấn Độ hiện thuộc top 5 các quốc gia sản xuất cao su tự nhiên lớn nhất thế giới.

Sản lượng cao su của Ấn Độ trong niên vụ 2023/2024 ước đạt 857.000 tấn, trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ lên tới 1,4 triệu tấn. Điều này cho thấy nhu cầu nhập khẩu cao su tự nhiên của Ấn Độ sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới, theo ông M Vasanthagesan.

Bất chấp sự tăng giá của giá cao su thiên nhiên trong thời gian vừa qua, nhu cầu sử dụng cao su của Ấn Độ chưa có dấu hiệu chững lại. Hiện ngành công nghiệp ô tô và sản xuất thiết bị y tế của Ấn Độ đang ghi nhận mức tăng trưởng tích cực, kéo theo đó là nhu cầu sử dụng cao su thiên nhiên cho các sản phẩm lốp xe và trang thiết bị y tế.

Thông thường, các nhà sản xuất Ấn Độ sẽ đẩy mạnh nhập khẩu cao su trước khi thị trường bước vào mùa mưa khiến việc khai thác cao su gặp khó khăn. Nhưng trong năm nay, hoạt động nhập khẩu đang gặp nhiều khó khăn do tắc nghẽn cảng biển và thiếu container rỗng.

Hiện một số tổ chức quốc tế đánh giá sơ bộ, sự sụt giảm sản lượng cao su nội địa tại Ấn Độ sẽ khiến tình trạng thiếu hụt nguồn cung trên toàn cầu trở nên trầm trọng hơn, giúp giá cao su neo cao trong thời gian tới.

Như Tạp chí Công Thương đã thông tin, Hiệp hội các quốc gia sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC) vừa điều chỉnh tăng dự báo nhu cầu cao su toàn cầu lên mức 15,74 triệu tấn; đồng thời, điều chỉnh giảm dự báo nguồn cung cao su tự nhiên toàn cầu cho cả năm nay xuống còn 14,50 triệu tấn.

Điều này khiến thị trường toàn cầu sẽ thiếu hụt tới 1,24 triệu tấn cao su tự nhiên trong năm nay.

ANRPC cho biết, người dân trồng cao su tại nhiều nước, đặc biệt là ở các nước sản xuất cao su truyền thống như Thái Lan, Indonesia và Malaysia, tiếp tục cho thấy tín hiệu chưa sẵn sàng mở rộng diện tích vùng trồng trở lại. Đồng thời, điều kiện khí hậu kém thuận lợi trong giai đoạn pha El Nino chuyển sang pha La Nina cùng với bệnh rụng lá đang tác động tiêu cực đến nguồn cung cao su toàn cầu.

ANRPC cảnh báo tình trạng thiếu hụt nguồn cung cao su tự nhiên trên toàn cầu có thể kéo dài đến năm 2028 với mức thiếu hụt rơi vào khoảng 600 - 800.000 tấn/năm.

Lo ngại thiếu hụt nguồn cung đã đẩy giá cao su tự nhiên trên thế giới lên mức cao nhất 2 năm hồi giữa tháng 6/2024, tăng gần 25% so với hồi đầu năm nay.

Xem thêm: "ANRPC nâng dự báo thiếu hụt cao su toàn cầu, doanh nghiệp cao su Việt Nam hưởng lợi" trên Tạp chí Công Thương tại đây.

Loạt doanh nghiệp cao su hưởng lợi

Giá cao su có thể sẽ neo cao xuyên suốt từ nay cho đến nửa đầu năm 2025.

 

Giá cao su tăng cao đã và đang tác động tích cực đến hoạt động khai thác, kinh doanh mủ cao su của các doanh nghiệp cao su niêm yết tại Việt Nam. Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (mã cổ phiếu GVR) cho biết, giá cao su trung bình trong nửa đầu năm nay của tập đoàn ước đạt 38,4 triệu đồng/tấn, tăng 6 triệu đồng/tấn tương ứng tăng gần 17% so với mức trung bình cả năm 2023.

Theo tính toán của SSI Research, giá cao su tăng 1% sẽ giúp biên lợi nhuận gộp mảng sản xuất cao su của Cao su Việt Nam sẽ tăng 0,5%.

Trong khi đó, Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú (mã cổ phiếu DPR) cho biết, sản lượng tiêu thụ cao su tự nhiên đạt hơn 1.400 tấn với giá bán bình quân đạt 42,78 triệu đồng/tấn, lần lượt tăng 26,7% về sản lượng tiêu thụ và tăng 25% về giá bán so với cùng kỳ năm ngoái. Qua đó, giúp biên lợi nhuận gộp mảng này tăng vọt từ 8% lên 28%.

Tương tự, Công ty Cổ phần Cao su Tây Ninh (mã cổ phiếu TRC) ghi nhận lãi ròng quý 2/2024 tăng 160% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 13 tỷ đồng, chủ yếu nhờ giá bán mủ cao su khai thác tăng.

Do đặc tính cây trồng nên việc khai thác cao su diễn ra mạnh mẽ từ tháng 3 đến tháng 12 hàng năm, do đó quý 2 trở đi sẽ là thời điểm sản lượng của các doanh nghiệp cao su tại Việt Nam đạt đỉnh.

Đồng thời, thông thường nhu cầu thu mua cao su sẽ tăng lên vào giai đoạn cuối năm sau khi các khách hàng dự phóng tình hình kinh doanh cho năm tiếp theo. Giai đoạn nửa cuối năm nay sẽ là thời điểm chính để xác định biến động giá cao su trong vòng 12 tháng tới (nửa cuối năm 2024 - nửa đầu năm 2025). Do đó, giá cao su có thể sẽ neo cao xuyên suốt từ nay cho đến nửa đầu năm 2025, theo dự báo của một số hãng chứng khoán.

Tag

Đọc thêm

Xem thêm