Thị trường hàng hóa
Hoạt động tại cảng hàng hóa Long Beach ở California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Nguyên nhân chính dẫn đến sự điều chỉnh tích cực này là nhờ sự gia tăng trong chi tiêu tiêu dùng, xuất khẩu, nhập khẩu, và giảm đầu tư hàng tồn kho tư nhân.
Thông tin từ phóng viên TTXVN tại Washington cho hay, chi tiêu của người tiêu dùng - yếu tố chiếm hơn 66% tổng hoạt động kinh tế của Mỹ - đã tăng 3,7% trong quý III/2024, cao hơn mức ước tính 3,5% trước đó. Trong khi đó, nhu cầu nội địa, không bao gồm chi tiêu chính phủ, thương mại và hàng tồn kho, đạt mức tăng 3,4%, nhỉnh hơn dự báo 3,2%.
Về tổng thu nhập quốc nội (GDI), con số ghi nhận trong cùng kỳ là 2,1%, thấp hơn mức dự báo ban đầu là 2,2%. Theo lý thuyết, GDP và GDI phải bằng nhau, nhưng trong thực tế, sự chênh lệch xảy ra do dữ liệu được thu thập từ các nguồn khác nhau. Trung bình của GDP và GDI, vốn được coi là chỉ báo tốt hơn về hoạt động kinh tế, đã được điều chỉnh tăng lên mức 2,6%, so với 2,5% trong báo cáo trước đó.
Sự ổn định và khả năng phục hồi của nền kinh tế Mỹ đã khiến Cục Dự trữ Liên bang (Fed) cân nhắc điều chỉnh tốc độ giảm lãi suất trong năm tới. Mặc dù vừa thực hiện đợt cắt giảm lãi suất lần thứ ba vào ngày 18/12, Fed dự kiến sẽ chỉ giảm chi phí vay thêm 2 lần trong năm 2025, thay vì 4 lần như kế hoạch hồi tháng 9. Nguyên nhân được đưa ra là kinh tế đang phục hồi ổn định trong khi lạm phát vẫn ở mức cao.
Cùng ngày, Bộ Lao động Mỹ công bố rằng số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới trong tuần trước đã giảm mạnh hơn dự kiến, gần như bù lại toàn bộ mức tăng của hai tuần trước đó.
Cụ thể, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tính đến ngày 14/12 đã giảm 22.000 đơn, xuống còn 220.000 đơn, sau khi tăng 27.000 đơn trong hai tuần trước. Thị trường lao động tiếp tục thể hiện sự ổn định.
Số đơn xin trợ cấp tiếp tục sau tuần thất nghiệp đầu tiên, một chỉ số phản ánh mức độ tuyển dụng, cũng giảm xuống còn 1,874 triệu đơn trong tuần tính đến ngày 7/12.
Trong lĩnh vực bất động sản, báo cáo từ Hiệp hội Bất động sản quốc gia Mỹ cho thấy doanh số bán nhà đã qua sở hữu tăng 4,8% trong tháng 11/2024, đạt 4,15 triệu căn - mức cao nhất kể từ tháng 3/2024. Đây là tháng tăng trưởng thứ hai liên tiếp sau khi thị trường chạm đáy trong vòng 14 năm vào tháng 9. So với cùng kỳ năm ngoái, doanh số nhà đã qua sở hữu trong tháng 11 tăng 6,1%, đánh dấu mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 6/2021.
Theo ông Lawrence Yun, nhà kinh tế trưởng của hiệp hội, xu hướng mua nhà đang tăng khi nhiều người tham gia thị trường, nhờ kinh tế tiếp tục tạo việc làm.
Lượng nhà tồn kho trong tháng 11 giảm 2,9%, xuống còn 1,33 triệu căn, trong khi nguồn cung so với cùng kỳ năm ngoái tăng 17,7%. Giá nhà trung bình cũng tăng 4,7%, đạt 406.100 USD/căn trong tháng 11.
Tuy nhiên, dù doanh số nhà đã qua sở hữu có sự khởi sắc, triển vọng thị trường nhà ở Mỹ trong năm tới vẫn không mấy lạc quan, do lãi suất thế chấp dự kiến duy trì ở mức cao.
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm