Thị trường hàng hóa
Richard Kelly, người đứng đầu chiến lược toàn cầu tại TD Securities, cho biết khả năng nền kinh tế lớn nhất thế giới suy thoái trong 18 tháng tới là hơn 50%. Đồng thời, ông cũng vạch ra 3 rủi ro tiềm ẩn khiến nền nền kinh tế Mỹ rơi vào tình trạng trên và có nguy cơ dẫn đến suy thoái toàn cầu.
Nhà phân tích này cho biết, yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến nền kinh tế Mỹ là giá khí đốt liên tục tăng. Bên cạnh đó, việc Cục Dự trữ Liên bang sử dụng “chiến dịch diều hâu” kiềm chế lạm phát và bối cảnh nền kinh tế thế giới đang tăng trưởng chậm lại là những rủi ro ba bên mà Mỹ phải đối mặt trong thời điểm hiện tại.
Kể từ đầu năm nay, giá khí đốt tại Mỹ đã tăng cao kỷ lục. Tính riêng trong tháng 4, loại năng lượng này đã tăng 30%. Trong tháng 5, giá khí đốt tự nhiên ở Mỹ đã tăng lên mức cao nhất trong gần 14 năm qua sau khi tình hình chiến sự giữa Nga - Ukraine tàn phá thị trường năng lượng toàn cầu.
Dữ liệu từ Trading Economics cho thấy giá khí đốt tự nhiên đã tăng 172,46% so với cùng kỳ năm ngoái. Tương tự, giá than đá cũng đội lên 325 USD/tấn, tăng 249,46% so với cùng giai đoạn.
Tình trạng sụt giảm sản lượng của Mỹ và lượng dự trữ ở ngưỡng thấp, đang đe dọa tính ổn định trên thị trường. Bên cạnh đó, giá khí đốt còn chịu tác động bởi nhu cầu sử dụng và xuất khẩu khí đốt hóa lỏng (LNG) ở Mỹ, dần tạo thêm áp lực lạm phát trên toàn nền kinh tế.
Với quyết tâm kiềm chế lạm phát, các Ngân hàng Trung ương trên thế giới tung ra “chiến dịch diều hâu", tức là thắt chặt chính sách tiền tệ, gây nguy cơ suy thoái và thị trường tài chính đang chao đảo. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) ngày 15/6 đã thông báo nâng lãi suất thêm 0,75 điểm %, mức tăng mạnh nhất trong gần 30 năm. Lãi suất tham chiếu tại Mỹ hiện đang nằm trong khoảng 1,5% - 1,75%.
Sau khi bản báo cáo việc làm được công bố, các nhà đầu tư Mỹ đang hồi hộp mong đợi bản báo cáo chỉ số tiêu dùng (CPI) tháng 6. Theo Chủ tịch Fed Jerome Powell, Fed có thể sẽ thực hiện một đợt tăng lãi suất mới trong tháng 7.
Trong khi đó, tại báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu, Ngân hàng Thế giới (WB) đã điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu cho năm 2022, từ 4,1% xuống còn 2,9%. Mức giảm khá lớn với tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Ông Richard Kelly cho rằng, khó có thể dự đoán chính xác thời điểm suy thoái xảy ra. Tuy nhiên, tình trạng suy thoái kinh tế thường được ghi nhận sau hai quý suy giảm kinh tế liên tiếp hay nói rõ hơn là kinh tế tăng trưởng âm. Do đó, giới chuyên gia đang theo dõi chặt chẽ báo cáo của Cục Phân tích Kinh tế vào ngày 28/7 tới đây để có những ước tính sớm về tình trạng này.
Nếu Hoa Kỳ không thể vượt qua những trở ngại trên, sự suy thoái của nền kinh tế lớn này sẽ kéo theo một thời kỳ “đại khủng hoảng". Đó là thời kỳ suy thoái kinh tế toàn cầu.
Nhà phân tích Richard Kelly nhận định, nguy cơ suy thoái đang gia tăng, do hàng loạt cú sốc về nguồn cung đối với nền kinh tế sau khi Fed nâng lãi suất để giải quyết vấn đề lạm phát. Cuộc khủng hoảng Ukraine đã tạo ra một "cú hích" đối với lạm phát trong thời gian vừa qua, nhưng vòng xoáy giá cả tiền lương sẽ là mối đe dọa lâu dài hơn đối với sự ổn định thị trường.
Trong một vòng xoáy như vậy, người lao động đòi hỏi mức lương cao hơn để đáp ứng với giá cả leo thang và mức lương cao hơn đó tiếp tục thúc đẩy các công ty tăng giá hàng hóa hơn nữa. Hai yếu tố này là rào cản lớn trong nền kinh tế Mỹ, đây là rủi ro ngắn hạn khiến Mỹ có một cuộc suy thoái kinh tế đang đang diễn ra ngay bây giờ.
Các nhận định khác của giới chuyên gia cũng đồng quan điểm với “điệp khúc” rằng nền kinh tế Mỹ đang trên đỉnh của suy thoái. Tatjana Greil-Castro, trưởng bộ phận Thị trường công ty đầu tư Muzinich, cho rằng tình trạng suy thoái Mỹ hiện tại không phải là vấn đề “nếu xảy ra hay không xảy ra”, mà là vấn đề “khi nào suy thoái xảy ra". Ông khẳng định chắc chắn sẽ có một cuộc suy thoái xảy ra trong thời gian tới mà chưa rõ cụ thể thời điểm và mùa báo cáo thu nhập quý II sắp tới có thể cung cấp thước đo cho biết chính xác thời điểm suy thoái.
Tương tự, David Roche, chiến lược gia đầu tư kỳ cựu và chủ tịch của Independent Strategy, cho biết triển vọng kinh tế toàn cầu gần đây đã thay đổi và việc đánh giá các khu vực khác nhau trên thế giới phản ứng với các áp lực trở nên dễ dàng hơn. Ông nói rằng mọi người có thể đưa ra tiên lượng chi tiết cho nền kinh tế các khu vực khác nhau trên thế giới so với bức tranh suy thoái kinh tế Mỹ ở thời điểm hiện tại rất đơn giản.
Roche cũng cho biết thêm, ông coi suy thoái kinh tế được biểu hiện bằng việc tỷ lệ thất nghiệp trong tổng số việc làm của một nền kinh tế nhất định. Điều này cho thấy, một cuộc suy thoái kinh tế của Hoa Kỳ có thể đang diễn ra ở một khía cạnh nào đó.
Theo dữ liệu từ Cục Thống kê Lao động, mức tăng trưởng việc làm bổ sung thêm 372.000 việc làm trong tháng 6, vượt xa con số 250.000 được dự báo. Tuy nhiên, số đơn đăng ký thất nghiệp trung bình trong 4 tuần gần đây đã tăng lên 232.500 đơn.
Ngược lại, Roche lưu ý đây không phải lần đầu tiên châu Âu đang đứng trên bờ vực của “suy thoái do chiến tranh”, với hậu quả từ cuộc chiến ở Ukraine làm gia tăng áp lực kinh tế đối với các nước trong khu vực, đặc biệt khi liên quan đến giá năng lượng và thiếu lương thực. Cuộc suy thoái này diễn ra từ khi Nga thông báo đóng Nord Stream 1, đường ống chính cung cấp khí đốt tự nhiên cho châu Âu để bảo trì, làm dấy lên lo ngại rằng nguồn cung này có thể bị tắt vô thời hạn do các tranh chấp liên tục về lệnh trừng phạt Ukraine.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm