Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
21:00 08/07/2022

Kinh tế Mỹ bước vào quý 3 với nhiều lo ngại

Báo cáo thị trường việc làm mới đây của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) đã khiến những lo lắng về một cuộc suy thoái kinh tế ngày càng gia tăng. Theo đó, các nhà tuyển dụng đã tạo ra 250.000 việc làm trong tháng 6, thấp hơn mức trước đó tại tháng 5.

Số lượng việc làm tăng nhưng thu nhập giảm

Thị trường đang bước vào quý 3 với lo ngại về nguy cơ nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái. Tại cuộc họp gần đây nhất, Fed đã công bố bản báo cáo việc làm tháng 6 như một “chất xúc tác” vào những dự đoán thị trường có thể xảy ra.

Cụ thể, bảng lương phi nông nghiệp giảm so với mức 390.000 bảng được bổ sung vào tháng 5, nhưng vẫn được nhận định tỷ lệ việc làm đang tăng trưởng vững chắc và thị trường lao động phát triển mạnh mẽ. Theo Dow Jones, các nhà kinh tế cho biết tháng 6 có 250.000 bảng lương được bổ sung và tỷ lệ thất nghiệp được giữ ổn định ở mức 3,6%. 

Tuy nhiên, các nhà kinh tế kỳ vọng tỷ lệ tăng trưởng việc làm sẽ chậm lại, do chính sách thắt chặt lãi suất của Fed đang siết chặt người sử dụng lao động và nền kinh tế. Có khả năng một số vết nứt trên thị trường lao động có thể bắt đầu xuất hiện vào thời gian tới. 

Ảnh minh họa

David Page, Người đứng đầu bộ phận nghiên cứu kinh tế vĩ mô tại AXA Investment Managers, cho biết số lượng việc làm được tạo ra đã chậm lại từ tháng 5, dù tháng 6 đã đạt 250.000 việc làm mới, nhưng thị trường này luôn có sự biến động. Thời gian tới, xu hướng sẽ giảm hơn nữa, và ông không ngại đặt cược rằng số lượng việc làm mới sẽ giảm xuống mức 150.000 đến 200.000 trong quý 3 và chắc chắn có thể thấp hơn vào cuối năm.

Tỷ lệ 150.000 đến 200.000 việc làm mới vẫn còn lớn và gần với tốc độ tăng trưởng việc làm trước đại dịch. Theo cuộc khảo sát sản xuất tháng 6 của Viện Quản Lý Nguồn Cung (ISM), một số dữ liệu khác cũng có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại, bao gồm chi tiêu của người tiêu dùng, thu nhập và chỉ số việc làm. Chỉ số việc làm của Mỹ đã giảm liên tiếp trong tháng 3, xuống mức 47,3. 

Page cho rằng xu hướng đang xuất hiện ngày càng biểu hiện rõ ràng sự suy thoái của nền kinh tế. Các dấu hiệu cảnh báo đang bắt đầu xuất hiện và tràn vào thị trường lao động, do đó Cục Dự trữ Liên bang càng phải chú ý hơn và đặt trọng tâm vào báo cáo tỷ lệ việc làm mới trong tháng tới.

Mặt khác, nếu số lượng việc làm đặc biệt tăng mạnh, nhưng thu nhập giảm, thị trường có thể phản ứng tiêu cực vì điều đó có nghĩa là Fed sẽ buộc phải đi trước để chống lại lạm phát với các đợt tăng lãi suất lớn hơn.

Tác động của Fed 

Sam Stovall, chiến lược gia đầu tư tại CFRA cho biết, nếu tỷ lệ việc làm tăng mạnh và các quan chức Fed không làm được như họ nói, điều đó sẽ tiếp tục gây áp lực lên thị trường, vậy nên về hàm ý hay suy luận thì Fed vẫn còn nhiều việc phải làm. Nhiều nhà kinh tế kỳ vọng Fed sẽ tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản tại cuộc họp chính sách tiếp theo vào cuối tháng 7, nhưng lộ trình cho tháng 9 là không chắc chắn. 

Page nói rằng ông hy vọng Fed sẽ tranh luận về quy mô của đợt tăng trong tháng 7 nhiều hơn và ngân hàng trung ương có thể sẽ tăng lãi suất lên 50 điểm cơ bản, mức thấp hơn dự kiến. Hơn nữa, Fed cần nhạy cảm với các chỉ số báo hiệu với nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại và thắt chặt các điều kiện tài chính. Ông lưu ý rằng có rất ít trường hợp trong lịch sử mà Fed quản lý có thể “hạ cánh nhẹ nhàng trên một đường băng hẹp” như vậy. 

Các nhà đầu tư trên sàn giao dịch chứng khoán Mỹ. (Ảnh: Nguồn quốc tế)

Một vấn đề lớn đối với các thị trường là nền kinh tế có thể dễ dàng rơi vào suy thoái và khó có thể đoán trước được. Tuần này, các chuyên gia thị trường trở nên lo ngại hơn về suy thoái kinh tế, sau nhận xét từ Chủ tịch Fed Jerome Powell chỉ ra rằng Fed sẽ làm những gì họ cần với việc tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát. Khiến các nhà hoạch định chính sách hoài nghi Fed sẽ sẵn sàng gây ra suy thoái để kìm đà tăng giá.

Công cụ theo dõi GDP Now của Atlanta Fed cho thấy, nền kinh tế đã rơi vào suy thoái với tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước tại Mỹ giảm 2,1% trong quý II, trước đó mức giảm này là 1.6% ở quý đầu tiên của năm. Nếu dự báo theo diễn biến thị trường, quý 3 sẽ tạo ra một quý âm nữa liên tiếp, điều được coi là suy thoái ở Phố Wall. Tuy nhiên, các nhà kinh tế khác lại không cho rằng điều này dự báo về một cuộc suy thoái trong giai đoạn hiện tại. 

Thử nghiệm mới cho cổ phiếu

Cổ phiếu trong tuần qua đã giảm mạnh do lợi suất trái phiếu kho bạc giảm, do các nhà đầu tư lo ngại suy thoái. Lợi suất kỳ hạn 10 năm dừng ở mức 2,89% vào phiên giao dịch ngày 1/6, giảm từ mức 3,49% hai tuần trước. Một số chiến lược gia đã kỳ vọng chứng khoán sẽ có một tuần tăng điểm khi các nhà quản lý danh mục đầu tư mua cổ phiếu để cân bằng lại danh mục đầu tư của họ vào cuối quý II.

Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm của Hoa Kỳ tính từ đầu năm đến nay. (Ảnh: Nguồn quốc tế)

Kết phiên 1/6, chỉ số S&P 500 tăng 1,1%  nhưng giảm 2,2% trong tuần và kết thúc ở mức 3.825. Tương tự, Nasdaq Composite tăng 0,9%, nhưng giảm 4,1% trong tuần. Scott Redler, đối tác của T3Live.com cho biết, hiện tại, thị trường đang cố gắng ổn định với một số dòng chảy thực tế hàng quý, nếu đầu quý và tháng mới không mang lại nguồn tiền mới và hỗ trợ thị trường trong vài phiên tới thì đó sẽ là một dấu hiệu tiêu cực đối với chứng khoán.  

Redler tin rằng thị trường đang ở trong “hiệp thứ bảy của đợt điều chỉnh”. Nếu nhà đầu tư chưa bán tháo, có lẽ đây chưa phải lúc để làm điều đó. Tại thời điểm này, khả năng cao thị trường sẽ có phiên giao dịch kiểm nghiệm mức đáy của S&P 500.

Các nhà chiến lược cho biết thị trường cũng sẽ tập trung vào mùa thu nhập và nhiều người mong đợi một phản ứng thay đổi khi các công ty bắt đầu báo cáo và giảm hướng dẫn lợi nhuận trong tương lai vào các ngày 14-15/7 tới đây. Redler cho biết thêm câu chuyện tăng giá là điều duy nhất mà thị trường muốn lúc này, nhưng vấn đề là sự dò đáy này Fed muốn nó diễn ra trong bao lâu.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm