Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
18:05 22/12/2022

Chúng ta cần hành động ngay, khí hậu Trái đất không thể chờ đợi

Thế giới năm 2022, ngoài cuộc xung đột tại Ukraine, khủng hoảng năng lượng, khủng hoảng lương thực, lạm phát thì nóng bỏng, thu hút sự quan tâm hơn cả còn là cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu.

Những hệ lụy gây nên bởi biến đổi khí hậu ngày càng khốc liệt, trong khi đó hành trình tìm ra giải pháp gần như vẫn bế tắc.

2022: Năm nhiều thảm họa thiên nhiên bậc nhất

“Nhân loại còn phải nhắc đến năm 2022 như một năm nhiều thảm họa thiên nhiên bậc nhất” - Giám đốc Cơ quan Thời tiết quốc gia Mỹ, Ken Graham đã không hề quá lời. Trong năm qua, các hiện tượng thời tiết cực đoan đã diễn ra xuyên suốt cả năm, trên khắp các châu lục và không trừ một quốc gia nào.

Theo báo cáo của tổ chức nghiên cứu khoa học Climate Central, trong năm nay, có 7,6 tỷ người, tương đương 96% dân số thế giới, chịu ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, từ nắng nóng, hạn hán cho tới lũ lụt. Con số này cho thấy biến đổi khí hậu dị thường đã diễn ra trên khắp thế giới. Nhiệt độ toàn cầu trong năm 2022 ở mức cao hơn 1,15 độ C so với trung bình thời tiền công nghiệp.

Hệ lụy từ sự biến đổi khí hậu hay gắt này mới thực sự kinh hoàng. Cho tới những ngày cuối cùng của năm 2022, Pakistan vẫn chưa thể khắc phục được hậu quả trận lũ lụt lịch sử hồi giữa năm khiến hơn 1/3 diện tích đất nước bị ngập trong nước, khiến ít nhất 1.700 người dân nước này thiệt mạng và 33 triệu người chịu ảnh hưởng, trong đó có 7,9 triệu người bỏ nơi cư trú và khoảng 6 triệu người đối mặt với khủng hoảng lương thực. 

Thiệt hại do mưa lũ ước tính hơn 10 tỷ USD. Quỹ Nhi đồng LHQ cảnh báo khoảng 3 triệu trẻ em tại Pakistan cần hỗ trợ nhân đạo khẩn cấp do nguy cơ gia tăng các bệnh lây truyền qua đường nước, đuối nước và suy dinh dưỡng.

Lũ lụt tại Pakistan dẫn đến thiệt hại 30 tỷ USD trong năm nay. Ảnh: AFP/TTXVN/Vietnam+.

Tại lục địa già, những đợt nắng nóng cực đoan đã khiến hơn 15.000 người ở châu Âu đã tử vong, 60% diện tích châu Âu bị hạn hán - tình trạng hạn hán nghiêm trọng nhất tại châu lục này trong 500 năm qua. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp, Italy... ghi nhận nền nhiệt kỷ lục trong vòng 100 năm. Ngày 19/7/2022 là ngày lịch sử của khí tượng Anh khi lần đầu tiên mức nhiệt trên 40 độ C được ghi nhận tại nước này. Nhưng kỷ lục nóng bức hay sóng nhiệt kinh hoàng chưa là gì so với tình trạng cháy rừng lan rộng khắp châu lục này trong năm qua với 8.600km2 diện tích rừng đã bị phá hủy. 

Tại Kazakhstan, một đám cháy bùng phát đầu tháng 9 đã thiêu trụi 428km2 rừng ở tỉnh Kostanay. Cùng thời điểm, khu vực núi Brocken (Đức) cháy rừng bùng phát và nhanh chóng lan rộng, 130ha rừng bị “biến mất” chỉ trong vài giờ.

Tại Mỹ, ngay từ đầu tháng 9, nhiệt độ tại thung lũng trung tâm của bang California lên tới 42,7 độ C. Cuối tháng 9/2022, bão Ian đã khiến 2,5 triệu người dân sinh sống tại các vùng ven biển phải sơ tán, làm ảnh hưởng đến hàng triệu người tại các bang Florida, Georgia và bang Nam Carolina.

Vùng Sừng châu Phi cũng trải qua đợt hạn hán dài nhất từ trước tới nay đe dọa an ninh lương thực, đẩy 22 triệu người tới bờ vực nghèo đói. Miền Nam Trung Quốc cũng hứng chịu hạn hán khủng khiếp nhất sau đợt sóng nhiệt dai dẳng và quy mô lớn nhất, khiến nước này có một mùa Hè khô hạn thứ hai trong lịch sử, mực nước sông Trường Giang xuống thấp kỷ lục hồi tháng 8...

Đêm 8/8/2022, Thủ đô Seoul của Hàn Quốc chứng kiến trận mưa lũ lịch sử, lớn nhất trong vòng 80 năm qua, lượng mưa lên đến hơn 100mm/giờ, có lúc lên tới 141,5mm/giờ, gây ngập nặng ở nhiều vùng thuộc thủ đô Seoul, thành phố Incheon và tỉnh Gyeonggi lân cận. Cuối tháng 9, siêu bão Ian đổ bộ được miêu tả là “một trong những cơn bão mạnh nhất từng đổ bộ đại lục Hoa Kỳ”, “tệ hơn bất kỳ hơn bão nào trong gần 90 năm”. Tại Nhật Bản, siêu bão Nanmadol được miêu tả là “một trong những cơn bão mạnh nhất” trong lịch sử nước này. Tại Sri Lanka, mưa lũ đã khiến hàng chục nghìn người phải rời bỏ nhà cửa.

Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết mức độ tan băng trên cả đất liền và biển cả toàn cầu tiếp tục tăng tốc trong năm nay. Diện tích biển được bao phủ bởi băng ở Nam Cực đã chạm mức thấp kỷ lục hồi tháng 2/2022, với mức 1 triệu km2 dưới trung bình dài kỳ.

Theo tập đoàn Swiss Re (Thụy Sĩ), tính từ đầu năm 2022 đến nay, các thảm họa tự nhiên và nhân tạo đã gây ra thiệt hại kinh tế 268 tỷ USD. Chỉ riêng cơn bão Ian đã gây thiệt hại vào khoảng 50 - 65 tỷ USD. Lũ lụt tại Pakistan dẫn đến thiệt hại 30 tỷ USD trong năm nay. Chuyên gia khí hậu của Ủy ban châu Âu David Garcia Leon nhận định, năm nay, thiệt hại do hạn hán gây ra đối với riêng khu vực châu Âu đã lên tới hơn 8,7 tỷ Euro.

Bắt tay ngay vào hành động để bảo vệ hành tinh xanh trước khi quá muộn

Tại Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP27 vừa qua ở Ai Cập, Tổng Thư ký Liên hợp quốc đã lên tiếng cảnh báo: “Thay đổi đang diễn ra ở tốc độ thảm họa, hủy diệt sinh mạng và sinh kế ở mọi lục địa”. Trước đó, chính ông cũng đã lên tiếng một cách vô cùng gay gắt rằng nhân loại phải đối mặt với một lựa chọn khó khăn là hợp tác với nhau trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu hay “cuộc tự sát tập thể”, giữa một bên là hợp tác giảm khí thải và một bên là đẩy các thế hệ tương lai vào thảm họa khí hậu.

Giới chuyên gia cũng cho biết các trận lũ lụt, hạn hán và nắng nóng kéo dài trong năm nay cho thấy những cảnh báo về hệ lụy của tình trạng biến đổi khí hậu đang ngày càng trở thành hiện thực nhưng  đây mới chỉ là “sự khởi đầu”.

Các đại biểu tham dự COP27 tại Sharm el-Sheikh, Ai Cập, ngày 7/11/2022. (Ảnh: Reuters)

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng cảnh báo, trong những thập kỷ tiếp theo, sóng nhiệt và các dạng thời tiết cực đoan sẽ đe dọa sức khỏe và tính mạng cư dân trừ khi các quốc gia thực hiện các biện pháp giảm thiểu và thích ứng thực sự quyết liệt để giải quyết biến đổi khí hậu. Đồng tình với điều này, Giáo sư kinh tế vĩ mô Roel Beetsma tại Đại học Amsterdam (Hà Lan) cho rằng: “Đó không phải là một cuộc khủng hoảng cấp tính mà là một cuộc khủng hoảng lâu dài. Nếu chúng ta không hành động đủ thì điều này sẽ gây ảnh hưởng đến chúng ta ở quy mô chưa từng có tiền lệ”.

“Chúng ta cần hành động ngay, khí hậu Trái đất không thể chờ đợi” là câu khẩu hiệu xuất hiện thường xuyên trên biểu ngữ của những người biểu tình chống biến đổi khí hậu. Tại Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu (COP26) tại Glasgow hồi năm ngoái, cựu Thủ tướng Anh Boris Johnson từng gọi COP26 là “cơ hội cuối cùng để cứu Trái đất”. 

Tuy nhiên, điều rất đáng buồn đáng tiếc và thực sự nguy hiểm cho trái đất, cho loài người là một năm đã qua đi nhưng chúng ta đã, đang bỏ lỡ cơ hội để cứu Trái đất, trước hết là cứu chính chúng ta bởi những động thái chống biến đổi khí hậu hết sức chậm chạp. Vô số các sự kiện riêng về vấn đề biến đổi khí hậu đã được tổ chức chỉ trong năm 2022: Tuần lễ khí hậu Trung Đông và Bắc Phi diễn ra tại Dubai (UAE) tháng 2-3/2022; Hội nghị Stockholm+50 tại Thụy Điển hồi tháng 6; COP27... 

Hàng loạt hội nghị cấp cao của các tổ chức khu vực như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7)… đều ưu tiên một phần chương trình nghị sự cho biến đổi khí hậu. 

Tuy nhiên, kết quả đạt được vẫn là quá ít ỏi so với kỳ vọng. Nhiều khả năng thế giới sẽ vẫn nóng hơn, với mức nhiệt trung bình tăng lên trên mức 1,5 độ C ngay từ năm 2031 so với thời kỳ tiền công nghiệp thay vì vào cuối thế kỷ 21 như mục tiêu đề ra trong Hiệp định Paris; Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cho biết năm 2022, ước tính mức tiêu thụ than trên toàn thế giới tăng 1,2% so với năm 2021, vượt 8 tỷ tấn, nói như ông Kei-suke Sadamori - Giám đốc Thị trường Năng lượng và An ninh Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), “Thế giới đang tiến gần đến đỉnh điểm về tiêu thụ năng lượng hóa thạch”…

Một điều an ủi lớn nhất trong năm 2022 là việc COP27 đã đạt được một thỏa thuận mang tính bước ngoặt về việc thành lập một Quỹ để đền bù tổn thất cho các nước chịu ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu. Giới phân tích cho rằng, việc thành lập Quỹ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các nước nhỏ kém phát triển, cho dù sẽ còn nhiều thách thức để hiện thực hóa cam kết tại COP27. Và giờ đây, điều duy nhất có thể làm là hy vọng năm 2023 sẽ chứng kiến thêm những cột mốc quan trọng trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm