Thị trường hàng hóa
Báo cáo được công bố trước cuộc đàm phán về tài chính biến đổi khí hậu tại Hội nghị thượng đỉnh COP27 ở Ai Cập, cho biết khoản tài trợ này là cần thiết để cắt giảm lượng khí thải, tăng cường khả năng phục hồi, đối phó với thiệt hại do biến đổi khí hậu và khôi phục thiên nhiên và đất đai.
"Thế giới cần một bước đột phá và một lộ trình mới về tài chính khí hậu để có thể huy động một nghìn tỷ đô la tài chính, sẽ cần vào năm 2030 cho các thị trường mới nổi và các nước đang phát triển", báo cáo của COP27 cho hay.
Báo cáo cho biết tổng nhu cầu đầu tư hàng năm để thích ứng với khí hậu của các nước đang phát triển sẽ đạt 2,4 nghìn tỷ USD vào năm 2030, với một nửa đến từ nguồn tài chính bên ngoài và phần còn lại từ các nguồn ngân sách từ chính các nước này.
Khoản đầu tư hiện tại chỉ vào khoảng 500 triệu đô la, báo cáo cũng cho biết. Bà Vera Songwe, một trong những tác giả của báo cáo cho biết: “Mở khóa nguồn tài chính đáng kể về khí hậu là chìa khóa để giải quyết những thách thức phát triển ngày nay”.
"Điều này có nghĩa là các quốc gia phải được tiếp cận với nguồn tài chính chi phí thấp bền vững và hợp lý từ các ngân hàng phát triển đa phương để giúp thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân và hoạt động từ thiện", bà nhận định.
Các đại biểu tại hội nghị thượng đỉnh về khí hậu ở Ai Cập dự kiến sẽ tập trung vào các vấn đề tài chính vào thứ Tư. Báo cáo cũng kêu gọi các khoản tài trợ và cho vay lãi suất thấp từ chính phủ các nước phát triển cần tăng gấp đôi từ 30 tỷ USD hàng năm hiện nay lên 60 tỷ USD vào năm 2025.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm